Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hôm nay trời rất oi bức, nóng nực. Ôi! xem ai kìa...Mẹ em đang đi cấy ở giữa đồng lúa chín vàng trong ánh nắng chói chang làm sao! em thương mẹ quá, mẹ lúi cúi cấy lúa trong dòng nước nóng . tay mẹ loáng thoáng trông thât nhanh nhẹn làm sao, lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi nhưng mẹ vẫn kiên trì cấy lúa. em ước gì mình được hóa thành những đám mây to để che cho mẹ em gặt lúa trong bóng râm mát mẻ dễ chịu để mẹ đỡ mệt hơn..
bài mình không hay lắm nhưng mong bạn ủng hộ!!!
Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh qua câu thơ: "Hôm nay trời nóng như nung". Nung là hiện tượng dùng lượng nhiệt lớn để làm nóng chảy kim loại hoặc đồ gốm,.. Nhưng tác giả lại so sánh trời nóng như nung. Câu thơ mở ra bầu không khí nóng bức, oi ả của mùa hè. Trời nóng như cái lò vậy mà mẹ vẫn phải làm việc ngoài đồng. Vần thơ được viết rất tự nhiên cho thấy sự quan sát và tình cảm của tác giả: thương mẹ vất vả. Và chính bởi thương mẹ mà tác giả cũng có ước muốn hết sức giản dị, đó là hóa đám mây, để che đi những tia nắng gay gắt kia, để công việc của mẹ bớt cực nhọc hơn...
Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Đọc đoạn thơ trên, ta thấy bạn nhỏ trong bài đã thể hiện cảm xúc chân thành, yêu thương mẹ khi thấy mẹ phải vất vả làm lụng để nuôi nấng mik nên người. Thật vậy, người mẹ luôn là ng vất vả, bỏ mồ hôi công sức chăm lo cho gia đình thân thương yêu quý, qua những dòng thơ trên mà em đã thấu hiểu đc nỗi lòng xót xa của 1 đứa trẻ về ng mẹ thân mến. Trong đoạn có câu:"Hôm nay trời nắng như nung", nhờ có biện pháp so sánh mà tác giả đã khéo léo sử dụng trong câu thơ, giúp ng đọc cảm nhận đc cái nóng oi bức như được nung lên, sức nóng mà ng mẹ đã phải chịu đựng trong từng ngày làm việc. Ng mẹ đã phải phô ra bờ lưng dưới ánh nắng mà ta tưởng chừg còn trên cả chục độ, ấy vậy mà tất cả là vì gia đình và vì đứa con, mong sao cho con đc học hành chăm chỉ, cần cù rồi giúp ích cho đất nc. ......
Đoạn thơ của Trần Đăng Khoa đã cho thấy sự hồn nhiên và tấm lòng thơm thảo của trẻ nhỏ đối với mẹ. Đứa trẻ thấu thiểu và thương người mẹ nông dân vất vả ngoài đồng, em ước mình được làm đám mây, là chiếc ô, là bóng râm che mát cho mẹ bớt cực nhọc hơn khi lao động. Tình cảm của con đối với mẹ thật chân thành, giản dị mà cảm động.
Đoạn thơ là niềm vui của các em bé vùng cao khi được đến trường. Trên chặng đường tới trường hôm nay, dù không còn sự đồng hành của mẹ nhưng ta vẫn cảm thấy niềm vui của nhân vật "em". Em vui khi được tới lớp, được gặp cô giáo và học hát. Đặc biệt thiên nhiên còn như đang che chở cho từng bước chân tới trường của em: hương rừng, nước suối thầm thì như đang động viên em. Cọ thì những những tán ô xanh to rộng tạo thành bóng mát che nắng cho em. Qua đoạn thơ trên ta được cảm nhận rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng đồng thời là niềm vui của em nhỏ vùng cao khi mỗi ngày đều được đến trường.
Ngôi nhà thứ hai để ta sống một phần tuổi thơ là trường học. Thấu rõ điều ấy, nhà thơ Minh Chính đã sáng tác nên bài "Đi học" gắn liền thời gian học tập của chúng ta. Nói về việc học hành của "em", khi ngày đầu đến lớp thì được mẹ dắt tay nâng niu từng bước, còn hôm sau thì "em" tự đến lớp. Từ đó ta thấy được rằng trẻ em bao giờ cũng cần được yêu thương chăm sóc nhưng cũng cần có tinh thần tự lập cao vì mẹ em khi ấy còn bận "lên nương" làm việc. Và để miêu tả ngôi trường, tác giả dùng từ láy "be bé" cùng nghệ thuật nhân hóa "nằm lặng" làm cho câu thơ tăng nên giá trị hình ảnh và thể hiện rõ cảm xúc chân thật hồn nhiên của em học sinh. Ở đó, cô giáo dạy trẻ "em" hát hay cùng khi ấy tác giả lại đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào câu thơ: hương rừng thơm, đồi thì vắng, nhân hóa "nước suối trong" bằng từ láy "thầm thì" và "cọ" bằng động từ "xòe ô" để che nắng cho mát đường bạn học sinh đi. Từ đây ta thấy rằng nhà thơ là người hiểu được sự quan trọng của việc học hành nên đã bày tỏ sự ưu ái của tất cả mọi người đều dành cho sự học, kể cả thiên nhiên cũng thế!. Khép lại, bài thơ là những bước chân đi học cùng cảm xúc của bạn học sinh, theo đó là tình cảm của tác giả dành cho tuổi đời học tập của "em".
✿TLam☕