K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2017

- Đoạn văn sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần - nét đặc sắc nhất về nghệ thuật truyện ngắn của O Hen-ri. Thoại đầu người đọc nghĩ rằng Giôn - xi khó lòng qua khỏi ; bản thân cô cũng đã tuyệt vọng , buông xuôi. Nhưng về cuối truyện , Giôn - xi đã vượt qua hiểm nghèo, ý thức sống lại hồi sinh. Đây là lần đảo ngược thứ nhất. Họa sĩ Bơ - men tuy ngoài 60 nhưng vẫn khỏe mạnh vẫn làm việc. Vì muốn giỏ niềm tin vào cuộc sống cho Giôn - xi , bất chấp mưa gió trong đêm, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân trên bức tường gạch, cách mặt đất chừng 20 bộ ( hơn 6m) và bị cảm lạnh, sưng phổi. Gần cuối truyện , khi tâm trạng Giôn - xi được hồi sinh cũng là cụ Bơ - men giã từ cuộc sống. Đây là lần đảo ngược thứ 2. Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau ( Giôn - xi tưởng sắp chết lại hồi sinh, cụ Bơ-men khỏe mạnh lại chết ) đều liên quan đến bệnh viêm phổi và chiếc lá cuối cùng. Điều đó gây hứng thú cho người đọc. Với nghệ thuật duwnjkg truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn , sắp xếp chặt chẽ , khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần , truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri đã gây hứng thú và làm người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

19 tháng 9 2016

có phạm vi bài không bạn? chẳng hạn như trong bài "Tức nước vỡ bờ" hay "Lão Hạc"...

19 tháng 9 2016

ah Mk viết thiếu 

   bài Lão Hạc nha bạn

  (giúp mk vs n)

16 tháng 12 2016

Linh Phương ơi giúp mk câu này vshuhu

27 tháng 10 2017

1. Với nghệ thuật kể chuyện độc đáo, đặc sắc của nhà văn : một câu chuyện về hai cây phông được kể , tả cảm nhận từ hai mạch kể. Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả được những tình cảm , những kỉ niệm và nhất là thể hiện được sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, với quê hương đồng thời mở ra nội dung chính của tác phẩm về một người thấy đã nâng đỡ và đánh thức những rung động, khát vọng tươi đẹp trong tâm hồn thơ trẻ. Ngôn ngữ miêu tat dù là quaq bản dịch vẫn hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa.

3. Với biện pháp nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần - nét đặc sắc nhất về nghệ thuật truyện ngắn của O Hen - ri. ( nêu sự việc đảo ngược ). Với nghệ thuật dựng truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ , khéo léo , kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, truyện " Chiếc lá cuối cùng" của O Hen - ri đã gây hứng thú và làm người đọc rungcảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

27 tháng 10 2017

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn.Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai.

25 tháng 12 2017

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.


26 tháng 12 2017

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

17 tháng 1 2018

Nổi bật trên khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi dưới bàn tay khỏe khoắn,tự tin của con người.Biện pháp so sánh''chiếc thuyền như con tuấn mã'',cùng với những động từ mạnh(phăng,vượt) gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển bao la. Nhưng ấn thượng nhất là chữ''hăng''. Hình ảnh so sáng(con tuấn mã) cho thấy vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền. Đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ, dạt dào, khí thế hăng hái, hứng khởi của dân trai tráng.

Đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm căng gió giữa biển khơi:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Bằng phép so sánh, cánh buồm vừa có hình, vừa có hồn, trở thành biểu tượng của dân chài thân thương, chứa đựng trong đó hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên đẹp đẽ ấm áp,vừa thiêng liêng, vừa thơ mộng. Phải có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lòng yêu quê tha thiết, lắng sâu, Tế Hanh mới cảm nhận''mảnh hồn làng'' trên''cánh buồm'' như thế?

25 tháng 4 2018

Nổi bật trên khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi dưới bàn tay khỏe khoắn,tự tin của con người.Biện pháp so sánh''chiếc thuyền như con tuấn mã'',cùng với những động từ mạnh(phăng,vượt) gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển bao la. Nhưng ấn thượng nhất là chữ''hăng''. Hình ảnh so sáng(con tuấn mã) cho thấy vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền. Đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ, dạt dào, khí thế hăng hái, hứng khởi của dân trai tráng.

Đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm căng gió giữa biển khơi:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Bằng phép so sánh, cánh buồm vừa có hình, vừa có hồn, trở thành biểu tượng của dân chài thân thương, chứa đựng trong đó hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên đẹp đẽ ấm áp,vừa thiêng liêng, vừa thơ mộng. Phải có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lòng yêu quê tha thiết, lắng sâu, Tế Hanh mới cảm nhận''mảnh hồn làng'' trên''cánh buồm'' như thế?

27 tháng 9 2017

Câu 1:

Gợi ý:

Cái hay của truyện ngắn " Lão Hạc " là ở nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất - nhân vật ông giáo xưng " tôi ". Việc lực chọn ngôi kể như vậy đã đem lại hiểu quả nghệ thuật cao.........

- Cùng với nghệ thuật kể chuyện là bút pháp khắc họa nhân vật tài tình của Nam Cao : đoạn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo nghe chuyện lừa bán cậu Vàng : đoạn văn miêu tả sự vật vã , đau đớn của lão Hạc trước lúc chết .... với ngôn ngữ sinh động, đầy ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm......

- Truyện ngắn lão hạc thể hiện một cách chân thực và xúc động số phận khổ đau cùng quẫn của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao đẹp của họ. Tác phẩm cho thấy rõ thêm tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao

27 tháng 9 2017

2)

++Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai …), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú … ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh … ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.

++Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.