K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

Câu 1:

Gợi ý:

Cái hay của truyện ngắn " Lão Hạc " là ở nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất - nhân vật ông giáo xưng " tôi ". Việc lực chọn ngôi kể như vậy đã đem lại hiểu quả nghệ thuật cao.........

- Cùng với nghệ thuật kể chuyện là bút pháp khắc họa nhân vật tài tình của Nam Cao : đoạn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo nghe chuyện lừa bán cậu Vàng : đoạn văn miêu tả sự vật vã , đau đớn của lão Hạc trước lúc chết .... với ngôn ngữ sinh động, đầy ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm......

- Truyện ngắn lão hạc thể hiện một cách chân thực và xúc động số phận khổ đau cùng quẫn của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao đẹp của họ. Tác phẩm cho thấy rõ thêm tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao

27 tháng 9 2017

2)

++Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai …), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú … ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh … ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.

++Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.

3 tháng 10 2021

Em tham khảo phần này nhé!

Bình luận về tác phẩm “Tắt đèn”, nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét vé nhân vật chị Dậu như sau: Trên cái tối giời, tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.

       Nhận xét của Nguyền Tuân rất sắc sảo. Ông chỉ ra giá trị hiện thực của “Tắt đèn” một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ nhân vật chị Dậu “một chân dung lạc quan ”hiện lên giữa “cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa " ấy. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: nghèo khổ mà phẩm giá trong sạch, thương chồng thương con, đảm đang tháo vát, dũng cảm chống lại bọn cường hào.. Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khóe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra..”.

       “Cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa" được nói đến trong Tắt đèn” là làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn, cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ, bọn tay chân lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân: "Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ! Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào “bắt trói như trói chó để giết thịt!’’. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay vì “Chết cũng không trốn được sưu Nhà nước!”. Có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt đánh trói dã man! Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho Nghị Quế. Chị phải đi ở vú... để kiếm đủ số tiền trang trải hai suất sưu cho chồng và đứa em chồng đã chết! Có thể nói “Tắt đèn là bức tranh chân thực về xã hội nông thôn đen tối trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với cái xã hội ấy. Đọc “Tắt đèn”, ta rùng mình cảm thấy“cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ” như Tố Hữu đã viết:

 “Nửa đêm thuế thúc trống dồn,

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy... ”

(30 năm đời ta có Đảng)

       Giữa cái xã hội đen tối, hãi hùng ấy đã  “Hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. Ngô Tất Tố không chỉ thấu hiểu đời sống nông thôn mà còn có tình cảm gắn bó với những người dân cày lam lũ, nghèo khổ. Ông đã dành cho nhân vật chị Dậu sự đồng cảm, xót thương và quý trọng. Ông đã viết nên những lời tốt đẹp nhất về cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn "đầu tắt mặt tối” thế mà "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Tai họa dồn dập: hai cái tang mẹ chồng và em chồng, rồi anh Dậu bị ốm nặng kéo dài mấy tháng trời, gia đình chị trở thành “cùng đinh”. Thiếu sưu, chồng bị bắt, bị đánh trói dã man. Một nách ba đứa con thơ, trong nhà không còn một hột gạo, chị Dậu tất tả ngược xuôi tìm mọi cách để cứu chồng. Chị đã phải bán gánh khoai, bán ổ chó, đứt ruột bán cái Tí lên 7 tuổi cho mụ Nghị, mới trả đủ một suất sưu cho chồng! Chị còn phải đi ở vú để trang trải  “món nợ Nhà nước” cho đứa em chồng đã chết. Trước mọi tai họa, chị đã vững vàng chống đỡ.

       Trong cảnh “Tức nước vỡ bờ”, cái chân dung lạc quan của chị Dậu” đã tỏa sáng. Chị nấu cháo, lấỵ quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, an ủi chồng đang ốm “rề rề” ăn cháo. Trước sự chửi mắng và thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị đã nhún mình van xin tha cho chồng”... Nhưng khi bị tên cai lệ “ bịch vào ngực”, tát đánh bốp vào mặt”, anh Dậu sắp bị trói, chị Dậu đã  “nghiến hai hàm răng” thách thức: "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Với quyết tâm bảo vệ chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ "hút nhiều xái cũ”. Chị căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Chị nói với chồng sau khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa: “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... ”. Cái chân dung chị Dậu "lạc quan” lắm chứ! Đẹp lắm chứ!

20 tháng 9 2016

*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:

Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

*Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

*Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

20 tháng 9 2016

chị có thể cho em xin mở bài với kết bài đc ko ạ?

 

2 tháng 11 2017

- Đoạn văn sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần - nét đặc sắc nhất về nghệ thuật truyện ngắn của O Hen-ri. Thoại đầu người đọc nghĩ rằng Giôn - xi khó lòng qua khỏi ; bản thân cô cũng đã tuyệt vọng , buông xuôi. Nhưng về cuối truyện , Giôn - xi đã vượt qua hiểm nghèo, ý thức sống lại hồi sinh. Đây là lần đảo ngược thứ nhất. Họa sĩ Bơ - men tuy ngoài 60 nhưng vẫn khỏe mạnh vẫn làm việc. Vì muốn giỏ niềm tin vào cuộc sống cho Giôn - xi , bất chấp mưa gió trong đêm, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân trên bức tường gạch, cách mặt đất chừng 20 bộ ( hơn 6m) và bị cảm lạnh, sưng phổi. Gần cuối truyện , khi tâm trạng Giôn - xi được hồi sinh cũng là cụ Bơ - men giã từ cuộc sống. Đây là lần đảo ngược thứ 2. Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau ( Giôn - xi tưởng sắp chết lại hồi sinh, cụ Bơ-men khỏe mạnh lại chết ) đều liên quan đến bệnh viêm phổi và chiếc lá cuối cùng. Điều đó gây hứng thú cho người đọc. Với nghệ thuật duwnjkg truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn , sắp xếp chặt chẽ , khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần , truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri đã gây hứng thú và làm người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

9 tháng 11 2017

Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản "Hai cây phong" là:

- Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm lồng ghép phù hợp.
- Lồng ghép 2 ngôi kể đặc sắc.

- Nhân hóa, so sánh đắt giá.

Câu 2: Nhận xét tính cách của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"

Đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” được trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn” . Đoạn trích đã vạch rõ bộ mặt xấu xa tàn ác của bọn xã hội thực dân phong kiến đương thời – xã hội đã đẩy người nông dân lương thiện vào cảnh vô cùng cực khổ bế tắc khiến họ phải liều mạng cự lại, đồng thời đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Đoạn trích còn phản ánh một quy luật sống ở đời. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

Trong truyện, chị Dậu là một người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Trong những ngày sưu thế ngột ngạt, tai nạn luôn lảng vảng, rình rập xung quanh những gia đình nghèo thiếu thuế. Trong lúc nước sôi lửa bỏng chị một mình cái thân xơ xác đôn đáo chạy vạy ngược xuôi để lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợi- em trai chồng, chị đành phải đứt ruột bán cái Tí, đứa con đầu lòng 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai mà cũng chưa đủ tiền nộp sưu, chồng chị vẫn bị đánh trói. Anh Dậu được khiêng về nhà rũ rượi như một cái xác chết. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội rồi đi rón rén bưng cháo cho chồng, ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không? Qua đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, dịu dàng, chu đáo, tháo vát, chịu thương, chịu khó, tần tảo, tận tụy, là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.

Câu 4: Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích :" Cô bé bán diêm"?

- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.

- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.

- Sáng tạo trong cách kể chuyện.

- Hiện thực đan xen với mộng tưởng.

Câu 5: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?

- Hoàn cảnh đáng thương, éo le, nghèo khổ, bị đẩy đến đường cùng đến mức phải tự tử.

- Phẩm chất:

+ Thương con hết mực, là một người cha tốt

+ Lương thiện, luôn tận tuỵ hi sinh vì con.

+ Sống có tình nghĩa, trái tim nhân hậu

+ Có lòng tự trọng sâu sắc, nhân cách cao thượng, thà chết chứ không muốn phạm vào tiền cho con, không làm điều xằng bậy.

Chúc bn hc tốt!

27 tháng 12 2017

Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản "Hai cây phong" là:

- Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm lồng ghép phù hợp.
- Lồng ghép 2 ngôi kể đặc sắc.

- Nhân hóa, so sánh đắt giá.

Câu 2: Nhận xét tính cách của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"

Đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” được trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn” . Đoạn trích đã vạch rõ bộ mặt xấu xa tàn ác của bọn xã hội thực dân phong kiến đương thời – xã hội đã đẩy người nông dân lương thiện vào cảnh vô cùng cực khổ bế tắc khiến họ phải liều mạng cự lại, đồng thời đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Đoạn trích còn phản ánh một quy luật sống ở đời. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

Trong truyện, chị Dậu là một người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Trong những ngày sưu thế ngột ngạt, tai nạn luôn lảng vảng, rình rập xung quanh những gia đình nghèo thiếu thuế. Trong lúc nước sôi lửa bỏng chị một mình cái thân xơ xác đôn đáo chạy vạy ngược xuôi để lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợi- em trai chồng, chị đành phải đứt ruột bán cái Tí, đứa con đầu lòng 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai mà cũng chưa đủ tiền nộp sưu, chồng chị vẫn bị đánh trói. Anh Dậu được khiêng về nhà rũ rượi như một cái xác chết. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội rồi đi rón rén bưng cháo cho chồng, ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không? Qua đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, dịu dàng, chu đáo, tháo vát, chịu thương, chịu khó, tần tảo, tận tụy, là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.

Câu 4: Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích :" Cô bé bán diêm"?

- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.

- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.

- Sáng tạo trong cách kể chuyện.

- Hiện thực đan xen với mộng tưởng.

Câu 5: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?

- Hoàn cảnh đáng thương, éo le, nghèo khổ, bị đẩy đến đường cùng đến mức phải tự tử.

- Phẩm chất:

+ Thương con hết mực, là một người cha tốt

+ Lương thiện, luôn tận tuỵ hi sinh vì con.

+ Sống có tình nghĩa, trái tim nhân hậu

+ Có lòng tự trọng sâu sắc, nhân cách cao thượng, thà chết chứ không muốn phạm vào tiền cho con, không làm điều xằng bậy.

23 tháng 4 2018

BÀI VĂN NGẮN nhé, k phải đoạn văn.

8 tháng 8 2019

Tham khảo:

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở – ăn – làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào? “Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” – “tối”, “suối” – “hang”, “ra” – “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ “sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pác Bó”.

Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ… điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

1 tháng 11 2016

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, ta thấy được rằng: người nông dân trong xã hội xưa cũ luôn phải sống trong cảnh nghèo nàn, bị khinh thường, bị áp bức, bóc lột, phải gánh trên vai hàng ngàn thứ thuế vô lí mà bọn thực dân phong kiến đặt ra. Nhưng dù phải sống ở những nơi cực khổ, tối tăm thì người nông dân Việt Nam luôn giữ mãi trong mình những phẩm chất cao quý: hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng.

Chúc bn KT 1 tiết tốt nha!vui

1 tháng 11 2016

thanks ^^