viết đoạn hội thoại có sử dụng dấu chấm lửng ,dấu gạch ngang nêu 

cảm nhận...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

- Từ láy : man mác ( còn nhiều từ khác nx nhé mik chỉ lấy 1 từ theo đề thôi ạ )

- Quan hệ từ : và ( còn nhiều quan hệ từ hác nx nhé mik chỉ lấy 1 quan hệ từ theo đề thôi ạ )

9 tháng 11 2021

ui mk chưa học lớp 7 nha

9 tháng 11 2021

Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh.

Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay.

Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo.

Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện”. Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương.

Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu.

Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.

12 tháng 4 2017

Hôm nay là ngày chúng tôi ra trường, tạm biệt ngôi trường cấp II thân yêu. Đứa nào cũng ôm lấy nhau mà khóc.

Lớp trưởng lớp tôi :

- Thưa cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh yêu dấu, 4 năm trải qua cùng với nhau kỉ niệm đẹp ấy xin các bạn hãy giữ trong lòng đừng khóc để kỉ niệm ấy tuôn theo những hàng nước mắt...

Cô giáo chủ nhiệm:

- Đúng rồi đấy các em ! Hãy mỉm cười nào , vì chúng ta xa nhau chưa chắc đã không thể gặp nhau đúng không nào các em...

Cả lớp:

- Chúng em xin lỗi cô vì trong thời gian qua chúng em đã có lúc làm cô muộn phiền về chúng em. Chúng em hứa sau khi ra trường sẽ cố gắng thành công tỏng sự nghiệp và không làm cô thất vọng...

Cô giáo chủ nhiệm:

- Các em thực sự còn phải cố gắng hơn nữa để có thể đạt tới ước mơ của mình. Cô hi vọng các em sẽ thành công....

Lớp phó:

- Lớp của chúng ta - lớp của thành công sẽ chiến thắng vượt qua tất cả những thử thách trên con đường tới tương lai. Đúng chứ cả lớp?

Cả lớp tôi ùa nhau tới ôm trầm lấy cô:

- Cô ơi ! Chúng con cảm ơn cô đã dạy cho chúng con những điều mà chúng con chưa bao giờ biết đến. Chúng con yêu cô....

27 tháng 4 2019

Mới lớp 6 ....

Bài làm

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước, tổ quốc thân yêu của mình - Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... . Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

# Chúc bạn học tốt #

Bài làm

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ(1) cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn,....(2) đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. 
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

* Chú thích:

(1) : Dấu gạch ngang dùng để giải thích

(2) : Dùng để để hiện lời nói chưa diễn tả, diễn đạt được hết.
 # Học tốt #

6 tháng 8 2019

Tham khảo:

Tác phẩm lấy bối cảnh là mùa lũ về trên làng X. Giữa đêm đen nông dân cực nhọc chống chọi với mưa lũ để cứu đê: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thấm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre" người nào người nấy lướt thướt nhu chuột lột. Là quan huyện của dân, đáng ra, quan phải sát cánh bên dân cùng dân chống đỡ. Hay chí ít ra là phải họp bàn với các chức sắc để bàn cách đối phó. Nhưng không, khi tất cả dân đen đang hối hả lo cho khúc đê thì quan đang chễm chệ trong đình. "Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì", trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp". Giữa cảnh vui vẻ, hoan lạc ấy, quan huyện trở thành trung tâm với phong thái đường bệ, kẻ cả: Quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi". “Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Quan như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Sự vô trách nhiệm ấy khiến người đọc bất bình và không hiểu tại sao lại có kẻ vô tình đến vậy. Là một người thường vô tâm với cảnh ngộ bi đát của dân chúng đã không đành, huống chi, đây lại là bậc quan dân!

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"…

Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản.

Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ. Chính điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Chúc bạn học tốt!