Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
"Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!".
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
"Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân".
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
"Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em".
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Lê Hồng Thiện và bài thơ ''Trăng của mỗi người''
TB:
Cảm nhận của mỗi người về trăng:
Mẹ: Trong cái nhìn của mẹ, mặt trăng như lưỡi liềm, cho thấy công việc của mẹ gắn liền với đồng lúa, với hạt thóc và những lưỡi liềm ra đồng
=> Cho thấy mặt trăng trong mẹ là sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó
Ông: Trăng trong mắt ông là con thuyền cong mui cho thấy sự bình yên, nhẹ nhàng của mặt trăng đối với ông
=> Cho thấy mặt trăng là sự bình yên, an nhàn của tuổi già với ông
Bà: Bà thấy mặt trăng như hạt cau phơi là điều dễ hiểu vì các bà các cụ ở quê luôn ăn trầu, mặt trăng là điều gì đó gần gũi gắn bó
=> Mặt trăng là những miếng trầu, gắn liền với bà
Cháu: Mặt trăng với cháu là sự ngọt ngào, ngây thơ và gần gũi như quả chuối chín ngoài vườn
=> Mặt trăng đối với cháu rất đáng yêu, nhẹ nhàng
Bố: Còn với bố, mặt trăng là người đồng chí, là ánh sáng những đêm ra trận và là nơi để gửi gắm niềm tin chiến thắng vào mỗi giấc ngủ
=> Mặt trăng của bố vừa là người bạn, vừa là ánh sáng
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
BN Tham khảo
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi
câu trần thuật đơn : câu bôi đen
????????????????????????????????????????????????????????????
Tham Khảo !
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích Nhảy trên đường vàng
Lượm là một cậu bé đáng yêu có tâm hồn yêu nước mãnh liệt . Muốn góp sức mình để dành lại tổ quốc . Đó chính là một tinh thần mà không phải học sinh nào cũng có . Tác giả đã sử dụng nhữ từ ngữ nhí nhảnh như muốn nói lại hình ảnh của của chú bé hồn nhiên mà mình đã gặp . Và ngày hôm nay chú vẫn nhận lời đi làm nhiệm vụ . Chú bé nhỏ nhắn bước đi những đôi chân nhanh nhẹn . Mồm thổi sáo vang . Thể hiện chú bé có một tâm hồn yêu đời ,lạc quan . Đó chính là cậu bé Lượm . Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời.
THAM KHẢO
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích Nhảy trên đường vàng
cảm nhận của em :
Đoạn văn được Tố Hữu khắc họa đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh chú bé Lượm. HÌnh ảnh Lượm được nhà văn khắc họa qua ngoại hình: loắt choắt. Dáng vẻ nhỏ nhắn ở Lượm làm ta thấy thêm yêu quý em. Đặc biệt, trang phục của chú bé hiện lên với trang phục "cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch'. Trang phục ấy vừa có nét hồn nhiên, lại vừa rất nghiêm nghị. Từng hành động của Lượm cũng gây ấn tượng đậm nét trong bạn đọc: chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, mồn huýt sáo. Hình ảnh so sánh trong câu Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng đã lột tả vẻ hồn nhiên, vui tươi của chú bé. Nhà văn đã dùng rất nhiều những hình ảnh so sánh, từ láy để lột tả cái đẹp trong người chiến sĩ Vệ quốc. Ta càng thấy thêm yêu quý, thêm trân trọng chú bé Lượm.
bài này cơ
Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19
Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.
Cậu Rô giương vây
Thịt rèo cột trơn
Leo gần đỉnh cột
Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh
Câu 1: Nội dung bài thơ kể:
a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân
Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?
a. Các con vật cũng có đời sống như con người.
b. Cây cối cũng có đời sống như con người.
c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.
Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:
a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?
Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :
a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật
Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép
Vuốt đôi râu khoằm.”
trả lời cho câu hỏi:
a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?
Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:
a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.
c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp
Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:
- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông
- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa
Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.
a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.
Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.
Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:
Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh , ẩn dụ và sử dụng từ láy . So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Nhà thơ sử dụng những từ láy như: " loắt choắt , xinh xinh , ... " làm gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất đỗi kiên cương và dũng cảm. Qua cách sử dụng từ láy , nhà thơ như đã thể hiện , đã khắc họa lên một thái độ yêu mễn , kính trọng đối với chú đội viên nhỏ của đất nước ta.
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Đêm nay trăng đang rằm
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn
Dưới sân em trông trăng
Có quả thị thơm lừng
Nải chuối tiêu thơm mát
Ông trăng nhìn thấy xôi
Là ông nhoẻn miệng cười
Áng chừng ông thích lắm
Trăng nở vàng như xôi
Em chạy nhảy tung tăng
Múa hát quanh ông trăng
Em nhảy, trăng cũng nhảy
Mái nhà ướt ánh vàng
Khuya, không trông trăng nữa
Trăng thập thò ngoài cửa
Muốn rủ em đi chơi
Bồng bềnh...
Trăng trôi...