Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần I. Mở bài.
Giới thiệu về cái quạt máy, vì sao cần sử dụng quạt, đoạn mở đầu này chúng ta viết tầm 100 từ, nêu bật tính năng và lợi ích của quạt.
Phần II. Thân bài.
Phần thân bài thuyết minh về cái quạt điện chúng ta sẽ nêu khái quát, chi tiết của quạt máy bao gồm: Nguồn gốc, Các loại quạt, Cụ thể từng loại quạt máy, Kiểu dáng, Cách sử dụng, Bên cạnh đó là giá thành và thương hiệu nổi tiếng đều được trình bày rõ ràng nhất.
1. Khái quát
- Quạt là một thiết bị dẫn động bằng điện
- Hữu ích cho cuộc sống con người
- Vật dụng phổ biến trong mọi gia đình
2. Chi tiết
a. Nguồn gốc ra đời
- Năm 1832 một nhà khoa học người Mĩ, một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala . khi đó quạt hoạt động như máy bơm.
- Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 quạt chạy bằng cơ học do Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát minh
- Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân.
- Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và ông được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
b. Phân loại quạt
- Quạt treo tường
- Quạt để bàn
- Quạt đứng
- Quạt trần
- Quạt âm trần
- Quạt âm tường
- Quạt hút gió
- Quạt thổi gió
c. Kiểu dáng, hình dáng
- Quạt máy cầm tay
- Quạt sử dụng trong công nghiệp
- Quạt đứng
- Quạt treo tường
d. Các động cơ sử dụng trong quạt máy
- Điện một pha
- Điện ba pha
e. Cấu tạo của quạt máy
Gồm 2 bộ phận:
- Chân quạt
- Thân quạt
f. Cách sử dụng quạt máy
Tùy theo từng loại quạt của mỗi gia đình mà ta có các cách sử dụng khác nhau:
- Giật dây hoặc ấn nút, sử dụng điều khiển
- Một số cái như: phun sương, đèn ngủ, sưởi ấm thì ghi đại vô nghe.
g. Giá thành: tùy theo từng thương hiệu và kiểu dáng khác nhau mà quạt có các giá thành khác nhau.
h. Các thương hiệu quạt máy nổi tiếng
Các thương hiệu quạt máy có chất lượng được nhiều người ưa dùng như: Vinapan, Sakura, Kanguru, Panasonic, Phương Linh,….
i. Công dụng
Chức năng của quạt máy như: điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,….
Phần III. Kết bài:
Nêu ý nghĩa và cảm nhận của bản thân về chiếc quạt máy, cần trình bày công dụng thực tế của quạt máy đối với cuộc sống thường ngày của mình.
Quạt máy là một vật dũng rất hữu ích, không thể thiếu trong mọi gia đình. Nếu chúng ta sử dụng cẩn thận hợp lí thì quạt sẽ đạt hiệu quả cao và năng suất tốt.
https://baitaphay.com/thuyet-minh-ve-cai-quat-dien-van-hay-lop-8-14453.html
vào đấy mà coi
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.
Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.
Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng. Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 – 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi. Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi. Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.
Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,… Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngã phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.
Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.
Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!
Tham khảo:
Quạt là đồ dùng vô cùng gần gũi với người dân. Chiếc quạt đã tạo ra gió làm dịu đi cái nóng của mùa hè đối với con người. Không những thế, nó còn giúp con người ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.
Quạt bây giờ có quạt điện và quạt thủ công. Tuy chúng có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều có công dụng là làm mát. Ngoài ra quạt thủ công còn là đồ vật trang trí trong nhà, biểu diễn nghệ thuật.
Quạt thủ công đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bà la sát đã dùng chiếc quạt ba tiêu của mình để quạt Tôn Ngộ Không bay xa tới mười nghìn dặm chỉ một cái vung tay. Tác giả Ngô Thừa Ân đã nói quá sức mạnh của chiếc quạt. Nhưng thật sự quạt thủ công đã có vai trò rất lớn trong xã hội cũ. Từ vua chúa sử dụng những chiếc quạt làm bằng lông vũ xinh đẹp để tạo sự thoải mái trong giấc ngủ trưa đến các sĩ tử dùng quạt giấy để biểu thị sự nho nhã, có học của mình trước mọi người. Bây giờ, theo tôi được biết, quạt thủ công chủ yếu là quạt giấy và quạt nan. Theo đúng tên gọi của nó, nguyên liệu làm quạt là giấy và nan tre nhỏ, mảnh. Người ta làm quạt theo một hình mẫu nhưng bây giờ có rất nhiều mẫu đẹp như hình rồng, hình phượng...
Hồi nhỏ, tôi đã hỏi bà:
Bà ơi, tại sao cái quạt nhà mình lại tự quay được thế?
Tại trong đó có tay thần cháu ạ - Bà tôi cười.
Bây giờ, tôi đã biết tại sao quạt điện lại tự chạy được. Trong quạt có bộ phận được gọi là roto và stato. Khi ta cắm phích điện vào ổ thì có một luồng điện truyền vào roto làm roto quay. Roto gắn với thanh sắt nối với cánh quạt. Vì vậy khi roto quay thì cánh quạt quay và tạo ra gió. Bộ phận chính của quạt là phần quay và phần điều chỉnh. Phần quay chính là stato, roto và cánh quạt. Còn phần điều chỉnh là các nút bấm. Ngoài ra, vỏ và lồng bảo vệ cánh quạt cũng là bộ phận không thể thiếu để làm nên chiếc quạt hoàn chỉnh. Chiếc quạt cóc gắn liền với nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XX đã bị đào thải trên thị trường. Giờ đây có vô cùng những sản phẩm quạt điện từ rẻ tiền đến đắt giá. Từ chiếc "để bàn MD" đến "điều khiểu Euro". Từ "Quạt cây ASIA" đến "quạt trần nhỏ xíu mắc màn". Tất cả đều là số ít trong hàng loạt sản phẩm quạt điện ngày nay. Tuy chỉ biết công đoạn dây chuyền để sản xuất quạt điện nhưng tôi vẫn công nhận rằng người phát minh ra động cơ điện là thiên tài.
Giờ đây, công nghệ làm mát hiện đại như máy điều hoà, máy lạnh đã quen thuộc trên thị trường, nhưng những chiếc quạt có lẽ sẽ luôn có "đất dụng võ".
Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà ông cha ta đã sáng tạo ra nó để quạt mát khi trời oi bức, ngoài ra cái quạt cũng còn được vận dụng để làm vật trang trí treo trong nhà, dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa như múa...
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.
Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.
Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)... Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyến thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán. Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.
Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước... Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.
Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.
Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:
"Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu"
Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt "Nan- ti on- nan" của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.
Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quát mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.
CRE:KHONGNHO
Trong các đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ chúng tôi thuộc vào loại thông dụng nhất. Chúng tôi phải làm việc căng thẳng vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Chắc các bạn biết tôi là ai rồi chứ. Tôi là quạt đấy mà. Tôi rất vui khi được gặp gỡ giao lưu với các bạn để giới thiệu về họ hàng của chúng tôi.
Có lẽ từ rất lâu rồi họ nhà quạt đã xuất hiện trên sự sống đất từ khi con người xuất hiện hay con người có cảm giác mà cũng có thể từ khi họ có hiểu biết. Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về họ nhà quạt, có truyện kể rằng từ rất xa xưa quạt có thể tạo nên sức thần kỳ và còn được dùng cho các vua chúa cung đình. Kể từ đó chúng tôi ra đời trong niềm vui sướng của các bạn đấy. Thật là thú vị!
Họ quạt chúng tôi rất đông gồm hai dòng họ lớn là họ quạt điện và họ quạt thủ công. Tuy họ quạt điện có bề thế, chỗ đứng hơn trên thị trường nhưng quạt thủ công lại có bề dầy lịch sử và có ý nghĩa văn hoá. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho các bạn. Tôi luôn tự hào vì mỗi anh em họ quạt lại mang những nét riêng biệt với nhiều lợi ích sử dụng.
Dòng họ quạt điện gồm quạt trần, quạt cây, quạt treo và cả quạt bàn nữa. Họ được chế tạo bởi những công nghệ hiện đại gồm hai bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.
Cánh của chúng tôi được lắp với trục động cơ điện, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Cánh của họ quạt điện khiến đằng quạt giấy phải trầm trồ thán phục bởi kiểu dáng mới lạ để tạo ra gió khi quay. Các bạn có biết lưới bảo vệ là người bạn tốt nhất của chúng tôi không, anh ấy luôn bảo vệ che chở cho đôi cánh của họ quạt đấy. Các bạn phải chăm sóc giữ gìn tốt vì lưới bảo vệ còn giữ an toàn cho người sử dụng.
Bộ phận chính thứ hai của họ quạt máy là động cơ điện chứa các thiết bị quan trọng để chúng tôi có thể hoạt động được. Phần động cơ điện của chúng tôi cũng chẳng khác nào bộ não của con người.
Ngoài ra họ quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài thường làm bằng nhựa để cách điện, chống điện ở bên trong rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm khi sử dụng. Trên thân của chúng tôi còn có bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. Ở quạt bàn và quạt cây thường có quai xách gần với lưới bảo vệ để tiện vận chuyển còn ở quạt trần và quạt treo tường còn có móc treo gắn tường, ở cạnh chúng tôi các bạn sẽ luôn được an toàn, ở một số anh em trong họ quạt điện còn có chân hình bánh tròn để dễ xê dịch. Nhưng các bạn ạ, chúng tôi sẽ luôn phục vụ tốt các bạn nếu các bạn biết giữ gìn những anh quạt điện. Các bạn nhớ phải lau chùi thường xuyên cho thân hình chúng tôi được sạch sẽ. Có thế chúng tôi mới được mọi người để ý. Các bạn đừng quên lau dầu để chúng tôi hoạt động hiệu quả nhé.
Mặc dù quạt máy rất hiện đại và hữu ích nhưng không phải vậy mà xem thường quạt thủ công. Tuy được kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ chỉ bằng giấy hoặc nan tre chẻ mỏng nhưng cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa khi công nghệ chưa phát triển quạt thủ công đã gắn liền với người nông dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các bạn cũng đã trông thấy trong các dịp lễ hội thường thấy chúng tôi xuất hiện trên tay các cụ già và những người dâng hương. Họ quạt giấy chúng tôi chỉ mặc một lớp áo mỏng bằng giấy hoặc nan tre và cũng có thể làm bằng vải lụa. Bộ xương mềm mại dẻo dai nhưng cũng rất rắn chắc của chúng tôi làm bằng tre. Với đời sống hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển quạt thủ công ít được dùng trong khi có rất nhiều loại quạt điện. Nhưng trong những lúc mất điện thì quạt thủ công lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ hàng quạt thủ công chúng tôi còn được vẻ vang hãnh diện hơn khi sau những câu quan họ mượt mà đằm thắm.
Không chỉ vậy chúng tôi còn được dùng để trang trí trong những căn nhà hoặc lễ hội. Tôi rất buồn vì họ quạt thủ công có tuổi thọ không cao. Nhưng chính vì vậy mà mọi người lại càng phải giữ gìn cẩn thận hơn. Tôi nghe nói ngày nay còn phát minh ra cả máy điều hoà nữa chứ nhưng không phải vậy mà chúng tôi thất nghiệp đâu vì con người luôn cần đến chúng tôi mà, phải không các bạn?
Chúng tôi hy vọng sẽ dốc hết sức mình phục vụ con người để không phụ lòng tin tưởng của các bạn. Nếu các bạn đối xử tốt với chúng tôi thì tôi tin chắc cuộc sống của các bạn sẽ thêm vui tươi, sảng khoái hơn bao giờ hết.
Họ quạt chúng tôi rất tự hào với chính mình bởi chúng tôi đã là một phần trong cuộc sống của các bạn. Được các bạn tin dùng và sử dụng họ quạt đã rất vui rồi. Tôi mong trong tương lai sẽ còn nhiều người biết đến chúng tôi hơn nữa. Thôi chào các bạn nhé, ông chủ đi làm về rồi, tôi phải làm việc đây.
Trong vô số các vật dụng và đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ không thế thiếu chiếc quạt điện tiện lợi và hữu ích trong những ngày thời tiết oi ả nóng nực ở Việt Nam chúng ta.
Quạt là một đồ dùng đã xuất hiện từ rất lâu rồi ở vùng Trung Đông vào năm 1832 do nhà phát minh vĩ đại Omar- Rajeen Jumala phát minh ra nó. Quạt được đưa vào sử dụng rất nhiều đến năm 1934. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla tìm ra nguồn năng lượng điện trên địa cầu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quạt được cải tiến từ quạt cạy bằng cơ lên chạy bằng máy. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ SchuylerSkaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt để bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay mà người ta vẫn thường sử dụng trong các hộ gia đình.
Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Động cơ là bộ phận giúp quạt có thể hoạt động. Tùy vào động cơ tốt hay kém mà chất lượng quạt và sức gió mạnh hay yếu. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng những chủ yếu chất liệu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh và bộ chuyển hướng của quạt, giúp người tiêu dùng dễ sử dụng.Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu hàng chục năm. Khi chúng ta sử dụng chỉ cần bật công tác tại các bảng điều khiển, điều chỉnh hường quay bằng bộ chuyển hướng, lập tức động cơ hoạt động, cách quạt quay và phả gió ra phía trước.
Chính vì sự tiện ích của nó nên các nhà đầu tư đã kết hợp với các kĩ sư công nghiệp cùng phát triển và khai thác những tiện ích từ quạt điện. Nhờ sự cải tiến mà các loaị quạt được ra đời với nhiều chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã khá đa dạng và quan trọng hơn hết là chúng phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Quạt điện giờ đây đã trở thành một thị trường lớn cung cấp phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và điều tất nhiên nó mang lại một nguồn kinh tế khá cao nhằm phát triển xã hội.
Quạt thường có công dụng để làm mát trong những ngày hè, bên cạnh đó quạt còn có thể phun sương làm ẩm, phả hơi nóng làm ấm trong mùa đông.Quạt rất phổ biến và cũng đóng vai trò khá quan trong đối với mỗi hộ gia đình và đời sống con người hiện nay.
Với tất cả những hữu ích của quạt, đồ dùng ấy đã trở thành một trong những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống. Chúng ta cần biết giữ gìn và bảo quản quạt đúng cách để có thể sử dụng chúng trong thời gian lâu nhất.
DÀN Ý CHI TIẾT THUYẾT MINH VỀ QUẠT CÓ ĐỘNG CƠ
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu về đối tương cần thuyết minh: quạt điện
II. THÂN BÀI
Nguồn gốc quạt điện: người sáng tạo ra chiếc quạt điện đầu tiên là Omar- Rajeen Jumala vào năm 1832
Đặc điểm và hình dáng quạt điện
- Chất liệu: bền như nhựa, kim loại,…
- Cấu tạo 4 phần:
- Dộng cơ điện
- Cánh quạt
- Vỏ quạt
- Bảng điều khiển
Cơ chế hoạt động
Bật công tắc tại bảng điều khiển, Cánh quạt chạy, thổi gió về phía trước quạt
Nhiều loại quạt, hãng quạt với những thiết kế và giá cả khác nhau: senko, electronic, thống nhất,…
Các lưu ý khi sử dụng và cánh bảo quản
- Không được tháo dời lồng quạt tránh bị cánh quạt cứa vào cơ thể
- Không nên bật tắt liêu tục gây cháy quạt
- Không nên dẻ quạt hoạt động quá năng suất , quạt sẽ kém bền
- Cánh bảo quản: lau rửa quạt, tránh để quạt nơi có nhiều bụi, nước…
Vai trò và ý nghĩa của quạt điện:
- Làm mát, phục vụ nhu câu con người
- Ngoài ra còn có các chức năng khác như phun sương, quạt sưởi ,,…
- Quạt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người nhất là mùa hè
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của quạt điện trong cuộc sống
BÀI LÀM THAM KHẢO:
Trong hàng trăm những phát minh và cải tiến vĩ đại của loài người, chúng ta không thể không kể đến quạt điện. Quạt điện là một trong những vật dụng quen thuộc và dống vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Theo các ghi chép tổng hợp, quạt điện ra đời năm 1832 do Omar-Rajeen Jumala phát minh. Về sau khi phát hiện ra nguồn điện trên trái đất Thomas Alva Edison và Nikola Tesla đã giúp cải tiến quạt chạy bằng cơ học sang quạt chay bằng điện như ngày nay chúng ta đang sử dụng.
Quạt điện cơ bản được cấu tạo 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu bền như nhựa, sắt, inox,… còn cánh quạt được làm từ kim loại. Tùy từng loại quạt mà có 4 cánh hoặc ba cánh. Để bảo vệ cánh quạt, người ta tạo ra lồng quạt bằng kim loại , nó có các khe xếp liền với nhau để không bị chắn gió. Các khe quạt cùng tụ lại thành một hình tròn ở tâm lồng quạt. Thường trên hình tròn ấy nhà sản xuất in số liệu ,thông tin về quạt hoặc logo hãng,…
Quạt là một đồ vật hiện đại nên cách hoạt động của nó và cơ chế quay cũng khá phức tạp.Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay . Người ta sử dụng bảng điều khiển để khiến quạt quay theo tốc độ và hướng minh mong muốn.
Quạt đã phát triển từ rất lâu và giờ đây nó được cải tiến về kĩ thuật, mẫu mã thiết kế cũng trở nên đa dạng hơn. Bằng chứng chứng minh cho bước phát triển không ngừng của quạt điện là sự ra đời của các hãng quạt lớn như senko, electronic, Thống Nhất,… Mỗi hãng quạt sẽ cho ra những mẫu quạt tiện dụng nhất, đẹp nhất và giá cả phù hợp để cạnh tranh thị trường. Vì vậy người mua có thể thỏa sức lựa chọn các mặt hàng mà mình có nhu cầu sử dụng.
Cứ mỗi mùa hè đến, quạt là một đồ vật cực kì hữu dụng. Sử dụng dễ dàng bằng cách bật tắt các công tắc trên bảng diều khiển và điều khiển quạt quay bằng bộ chuyển hướng,khi quạt hoạt động, những cánh quạt với tốc độ quay rất mạnh phả gió ra phía trước. Dường như nó thổi bay đi những cơn nóng bức mùa hè. Quạt không chỉ làm mát, mà giờ đây nó còn có nhiều chức năng hơn như phun sương làm ẩm không khí, hoặc phả hơi nóng giữ ấm trong mùa đông,…
Như vậy, quạt là mọt trong những vật dụng quan trọng và tiện lợi hơn rất nhiều.f Khi chúng ta nóng nực thay vì cầm những chiếc quạt nan để làm mát thì đã có quạt điện. Thế nên chúng ta nên biết cách giữ gìn và bảo vệ quạt- một vật dụng không thể thiếu trong đời sống.
* Nguồn gốc của quạt nan
- Cây quạt giấy xuất phát từ phương Đông. Nếu nói về nguồn gốc của cây quạt này, có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Trong đó nổi trội nhất là câu chuyện về sự ra đời của hai chếc quạt cỏ - chiếc quạt tổ tiên của quạt giấy do Nữ Oa và thời vua Hán Vũ Đế.
- Qua thời gian thì chiếc quạt cỏ đã được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: giấy, lụa, vải… với nhiều hình dạng khác nhau và được nhiều người ưa chuộng.
- Phải đến thời Bắc Tống thì chiếc quạt xếp – tương tự như quạt giấy ngày nay mới xuất hiện. Đến thời Nam Tống thì loại quạt giấy này lại được sản xuất với số lượng lớn.
=> Như vậy, chiếc quạt đã có từ rất lâu đời, nhưng chiếc quạt giấy thì phải một thời gian sau đó, trở thành vật dụng hữu ích quen thuộc cho đến tận ngày nay.
* Hình dáng và các bộ phận của quạt nan
- Nguyên liệu: Như tên gọi thì chiếc quạt này được làm chủ yếu là từ giấy với nan tre, nan trúc….
- Nan quạt: Hay còn gọi là nhài quạt. Là các thanh gỗ hình chữ nhật dẹt, không quá cứng hay dày nhưng đủ cứng cáp. Những thanh gỗ này được xếp lại và cố định ở phần cuối bằng một chiếc đinh nhỏ chắc chắc để chúng có thể xòe ra được ở phần đầu.
- Phần giấy phía trên của quạt thường được cắt thành nửa đường tròn cong cong. Hai lớp giấy sẽ dán lại với nhau, ở giữa hai lớp là các thanh nan quạt được cố định lại bằng keo hoặc chỉ.
- Chiếc nan giấy có thể gấp gọn lại thành một thỏi dày và có thể xòe ra khi cần dùng tới.
- Kích thước của quạt giấy: Rất đa dạng, có thể nhỏ nhỏ vừa tay người cầm, có thể rất lớn, thường được treo trên tường để trang trí hoặc hai ba người quạt trong nhà quý tộc xưa.
* Công dụng của quạt nan
- Như nhiều chiếc quạt khác, công dụng đầu tiên của quạt giấy chính là tạo ra những cơn gió mát.
- Thời xưa, với những văn nhân tài tử thì quạt giấy được họa lên những bức tranh hay là bài thơ, là vật cần có và yêu thích, thể hiện nét thư sinh, văn chương của mình. Còn với những tiểu thư đài các thì chiếc quạt là thứ vô cùng cần thiết khi ra ngoài hay khi gặp mặt nam nhân khác. Chiếc quạt có tác dụng che đi phần nào khuôn mặt của họ, che đi nét ngượng ngùng cũng như không để người khác sỗ sàng nhìn chằm chằm vào mặt.
- Quạt nan còn là vật trang trí nhà cửa, là đồ vật văn hóa của nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc…
* Cách sử dụng và bảo quản quạt nan
- Cách sử dụng: Chỉ cần xòe rộng quạt ra và phe phẩy lên xuống là ta sẽ cảm nhận được những cơn gió mạt mà quạt mang đến.
- Bảo quản: Vì quạt giấy khá dễ rách, dễ hỏng nên chúng ta cần cẩn thận trong lúc sử dụng. Không nên tác dụng quá nhiều lực hay giằng co với người khác.
1. MỞ BÀI: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh(cái quạt giấy).
2. THÂN BÀI:
Nguồn gốc:
Quạt giấy đến thế kỷ 10 mới xuất hiện, gọi là quạt tập diệp.
Đặc điểm:
Công dụng:
Cách bảo quản:
Không quăng, quật lung tung.
3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò của chiếc quạt giấy.