Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Tham khảo
: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, được trích trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961. Tinh thần đoàn kết một lòng luôn thể hiện sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh vô địch, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Hiện nay, đoàn kết thể hiện ở sự thống nhất trong toàn Đảng, các cấp, các ngành, các địa phương nhằm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và diễn biến phức tạp ở Việt Nam, chúng ta lại thấy ở các địa bàn trong toàn quốc, từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới ra hải đảo luôn sáng lên tinh thần đoàn kết chống dịch trong bức tranh tối màu và u ám của đại dịch đã rất lâu mới xuất hiện trên quy mô toàn cầu. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự hưởng ứng của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và sẵn sàng chấp nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại khi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Sự lựa chọn này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, cả hệ thống chính trị và toàn dân đang đoàn kết một lòng thực hiện nghiêm túc chủ trương cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16-CT/TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19. Đó là sự đoàn kết của đội ngũ chiến binh áo trắng không quản ngại hiểm nguy, có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào để chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân, tổ chức xét nghiệm và cách ly những người nghi nhiễm. Phối hợp hiệp đồng với đội ngũ y bác sĩ là lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các cơ quan thông tin truyền thông, các ban, ngành, đoàn thể quần chúng và các lực lượng khác có liên quan đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tại các chốt gác, khu vực cách ly ở khắp các tuyến, địa bàn trong cả nước. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua những nghĩa cử cao đẹp của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân đã chung tay đóng góp; người nhiều, người ít tổng cộng hàng trăm tỷ đồng và nhiều loại thiết bị y tế cần thiết như khẩu trang, máy thở, quần áo bảo hộ y tế... Ngày ngày, lại có những tấm gương nhân ái, người tốt, việc tốt ở khắp các địa bàn, được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện sự đoàn kết trong phòng, chống dịch bệnh, nào như: Gói hỗ trợ của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng; các ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh; hình thành các điểm tặng thực phẩm hàng ngày với khẩu hiệu “Ai cần cứ đến lấy, nếu khó khăn hãy cứ đến lấy, hãy lấy một gói mì tôm mỗi ngày”; thành lập các điểm phát khẩu trang miễn phí; nhắn tin ủng hộ quỹ phòng, chống dịch COVID-19... Phải thấy rằng đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái. Càng trân trọng hơn khi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong bối cảnh đại dịch lây lan toàn cầu. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã lan tỏa và vượt ra ngoài biên giới để cùng chung sức với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Mặc dù còn khó khăn nhưng Việt Nam đã có những hành động hết sức thiết thực, điển hình như tham gia ủng hộ tiền, vật tư y tế, khẩu trang cho các nước láng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia để phòng, chống dịch. Đồng thời, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng các nước trong vấn đề bảo hộ công dân nước ngoài ở Việt Nam và công dân Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến phòng, chống dịch bệnh. Những ngày qua, liên tục các trường hợp người nước ngoài ở Việt Nam dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được điều trị và chữa khỏi. Những người này đã cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chữa trị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời cảm thấy may mắn khi trong những ngày dịch bùng phát họ được có mặt ở Việt Nam, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tính mạng và sức khỏe của họ được bảo đảm hơn. Bên cạnh đó, với kết quả đạt được rất đáng khích lệ đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang chia sẻ những kinh nghiệm quý rút ra nhằm giúp các nước tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Như vậy, có thể thấy tinh thần đoàn kết dân tộc đã và đang được khơi dậy và phát huy cao độ những ngày qua trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới, nhất định dịch bệnh sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.
Tham khảo
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp ngày nay, chúng ta luôn thấy được những hành động đẹp đẽ của con người với nhau, trong đó có những đội ngũ y tế phải miệt mài, làm việc ngày đêm không nghỉ để mong được một ngày dịch bệnh sẽ qua đi và mọi người quay về lại cuộc sống như trước. Trong những ngày tháng qua, chúng ta đã thấy những đội ngũ y bác sĩ phải gồng mình lên, không kể gian khổ mà chăm sóc những người bị nhiễm bệnh.Những y bác sĩ đó là những người có chuyên môn cao về y tế, có tri thức, sẵn sàng hi sinh để cứu dân, cứu nước, không ngại khó khăn mà tình nguyện lao vào những tâm dịch và kết quả lúc nào cũng không làm chúng ta thất vọng về họ.Em nghĩ rằng những học sinh hay những người dân như chúng ta cần ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân," Ai ở đâu,ở yên đó", để những đội ngũ y bác sĩ không cảm thấy áp lực mà còn có tinh thần chiến đấu với dịch bệnh. Chúng ta cần chung tay để bảo vệ sức khỏe, chung tay đẩy lùi covid và chiến thắng đại dịch
Ngày nay khi công nghệ thông tin vô cùng phát triển, người ta có thể dễ dàng tìm được những nguồn giải trí khác nhau. Thế nhưng đối với rất nhiều người, đọc sách vẫn là một thói quen thú vị mang đến nhiều lợi ích. Chúng ta bắt đầu bước vào cuộc sống, bắt đầu bước vào những tháng ngày học tập và rèn luyện bằng những ngày tháng học tập và rèn luyện bằng những cuốn sách thân yêu.
Sách mở mang cho ta trí tuệ, đem đến cho ta hiểu biết, dẫn dắt chúng ta vào những chỗ sâu xa và giải thích cho chúng ta những gì bí ẩn. Sách là sông, là biển, là rừng. Sách là cả xã hội rộng lớn bao la. Sách đưa chúng ta đến những thiên hà nghĩa là đưa chúng ta đến những thế giới vượt xa ngoài tầm với. Thế nhưng cũng có những cuốn sách viết về những thế giới vi mô. Khi ấy, chúng ta mới biết ngay trong bàn tay nhỏ bé của mình cũng là cả một thế giới riêng đang ngự trị. Sách đem đến cho chúng ta hiểu biết nhưng sách còn giúp chúng ta thư giãn. Khi buồn ta có thể giải khuây bằng những mẩu chuyện hài. Khi vui, chúng ta có thể thư thái mà cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống qua những áng văn chương.
Xem phim ảnh, chúng ta thấy vô cùng thích mắt. Thế nhưng trí tưởng tượng chắc chắn không được phát huy mạnh mẽ bằng khi ta đọc sách. Đọc một cuốn sách, chúng ta có thể thỏa sức bay lượn theo những thú chơi của ngôn từ để mà hình dung, để mà tưởng tượng. Đọc sách nhiều, chúng ta sẽ có những ý nghĩa hay, những ngôn từ đẹp. Và thế là khi cần ta có thể pha trò hay có thể tự tin mà giao tiếp với xung quanh.
Lợi ích của việc đọc sách còn là ở chỗ: sách không bị giới hạn về không gian và thời gian. Bạn có thể đi về quá khứ, đi đến tương lai. Bạn có thể kiếm tìm bất cứ những gì mình thích. Bởi ngay cả khi đã có thêm máy tính thì sách vẫn là công cụ quan trọng nhất lưu giữ trí khôn của nhân loại bao la. Chính việc sách không bị giới hạn về không gian và thời gian mà đọc sách sẽ giúp chúng ta học cũ mà biết mới. Từ đó mà ấp ủ, nâng niu, vun đắp và xây dựng cho những khát vọng trong tương lai.
Trong những ý nghĩa lớn lao của sách, chúng ta đặc biệt quan tâm đến việc sách làm đẹp tâm hồn. Đọc sách nhất là sách văn chương, chúng ta được đi đến những miền đất bao la. Ở đó, chúng ta có thể gặp những người hạnh phúc hay những người bất hạnh. Những người ấy có thể vui sướng hay đau khổ hơn cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta có thể vui mừng hay cảm động chia sẻ, tự hào, thích thú hay thất vọng, nhói đau. Tất cả những tình cảm ấy, dần dần bồi đắp tình thương yêu cho tâm hồn của mỗi chúng ta. Nó nối kết chúng ta với mỗi người trong cùng một dân tộc hay cả nhân loại bao la.
Như vậy đọc sách đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Sách là báu vật của mỗi người. Hãy biết quý trọng và nâng niu nó. Hãy để nó là chiếc cầu đưa chúng ta đến với tương lai.
Thực tế có ý kiến cho rằng: "Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ". Ý kiến này một lần nữa đã khẳng định những tác dụng lớn lao mà sách đem lại cho con người.
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá…
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,… Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ… Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.