Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người hạnh phúc là người:-vui vẻ,hoặc có nỗi buồn nhung chế ngự được nó,hài lòng về chính mk, bn ạ!
Còn gia đình hạnh phúc là mọi người hòa thuận,vui vẻ,yêu thương nhau!
Bài làm:
Chị ngã -em nâng là câu tục ngữ quen thuộc với chúng ta với chủ đề giúp đỡ chị em trong gia đình,nhưng trong đó ẩn chứa long chắc ẩn,sự giúp cho người thân!(hình như Ly Dương cóp mạng?nếu ko thì tha lỗi hiểu nhầm cho mk nha!)
1 Người hạnh phúc là người thích những điều mình làm
2 GĐ hạnh phúc là GĐ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau
3. Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười
hiii
Bài làm
Gia đình là một phần tất yếu của cuộc sống, không có gia đình thì xã hội này đã chẳng có gì rồi.Vậy gia đình là gì? Gia đình là sợi dây liên kết giữa chúng ta lại với nhau. Gia đình yêu thương ta, chấp nhận ta, không màng rủi ro để đem cho ta hạnh phúc. Nuôi dạy ta khôn lớn là cha và mẹ, cho ta ăn học là cũng là những người đó chứ không ai khác cả. Người xưa có một câu ca dao đã đi vào lòng của biết bao nhiêu con người:"Công cha như núi Thái Sơn....",bài ca dao và nhiều bài hát nói về cha mẹ, gia đình.Trong xã hội ngày nay nhiều gia đinh thường bỏ bê con cái , không quan tâm đến con cái của họ.Vấn đề này gây xôn xao dư luận, nhưng đừng vì công việc mà bỏ bê con em.Tóm lại, gia đình là mấu chốt, là sợi chỉ không thể tách rời.Là học sinh em sẽ cố gắng phụ giúp ba mẹ, yêu thương hai người nhiều hơn để mãi có đươc tình cảm gia đình.
Nếu tôi nói tôi là người hạnh phúc nhất thế gian, bạn có tin điều đó không? Không? Tất nhiên là bạn đừng nên tin vào điều đó. Nhưng hãy tin tôi là người hạnh phúc …
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình không phải là khá giả gì. Tuổi thơ dữ dội không cho tôi những buổi trưa vàng trên cánh đồng đầy nắng, cỏ sẽ xanh tít tắp trên con đường chạy thẳng đến miền cổ tích và cánh diều không êm trôi khi cơn mưa chiều vô tình ập xuống. Ba tôi bị u não… Trong suy nghĩ non nớt của cô bé 4 tuổi không hiểu được đó là căn bệnh gì và vì sao ba bị bệnh. Tôi chỉ nhớ hôm đó, 1 chiếc xe ô tô màu trắng to có chiếc đèn đỏ quay đều réo rắt đến đưa ba tôi đi. Họ đi đâu tôi không biết, tôi chỉ thấy nhớ khi ba đi mãi không về. Hôm sau mẹ bảo tôi mẹ lên Hà Nội chăm ba. Ba sẽ khỏi bệnh nhanh và lúc về sẽ mua cho tôi thật nhiều quà. Vậy là ba đi Hà Nội để chữa bệnh…
Những ngày tiếp sau đó tôi ở với ông bà ngoại. Đêm nào tôi cũng khóc vì nhớ ba mẹ. Và một tuần tôi sẽ được đưa đi thăm ba mẹ một lần. Vậy là tuổi thơ tôi gắn với những chuyến đi dài trong nỗi nhớ và niềm háo hức chờ đợi.
Hà Nội với tôi ngày đó thật đẹp. Hà Nội đông đúc, tấp nập. Đêm Hà Nội rực rỡ những ánh đèn đủ sắc màu.
Và những con gấu bông được đặt trong tủ kính các cửa hàng thường to và có váy hoa sặc sỡ…
Nhưng những thứ đó chỉ lướt nhanh trước mắt tôi như một thế giới cổ tích. Tâm trí tôi nhanh chóng bị choáng ngợp trong một nỗi sợ không tên ngay khi bước chân vào bệnh viện, nơi mà đi đến đâu cũng có một thứ mùi đằng đặc. Tiếng bánh xe giường bị đẩy đi ken két, tiếng dụng cụ va vào nhau lạch cạch. Và ba tôi nằm đó, trên một chiếc giường trải ga trắng xóa, khắp mình đầy dây dợ và các máy móc. Tôi đã khóc òa lên khi lần đầu nhìn thấy. Những lần sau đó lên thăm ba, dù nỗi sợ vẫn còn len lỏi trong tâm trí tôi chứ không nhiều như trước nữa nhưng tôi đã có thể mạnh dạn lại gần ba, bóp tay cho ba, rồi thơm lên má, lên trán ba. Ba lần nào cũng thế, chỉ mở mắt nhìn tôi và khóc…
Nhưng lâu sau, ba bước vào một cuộc phẫu thuật mà bác sĩ nói chín phần chết, chỉ còn một tia hi vọng sống sót. Trước khi ba được người ta đẩy vào phòng phẫu thuật, ba vời tôi lại, nắm tay tôi nhìn âu yến. “Cố lên ba!...”. Tôi chỉ kịp nói đến thế. Chiếc cửa phòng to đóng sập lại và tôi òa lên tức tưởi…
Tôi tỉnh lại thấy mình đang nằm gọn trong lòng mẹ. Tôi không biết mình đã khóc bao lâu và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra. Tôi thấy ba…Ba vẫn còn sống! Và tôi lại òa lên khóc. Khi đó tôi bước sang tuổi thứ 5.
Sau ca phẫu thuật, ba vẫn phải nằm lại bệnh viện với những đợt hóa trị kéo dài. Nhưng tôi luôn tin rằng ba sẽ khỏi bệnh và sẽ về thật sớm với tôi.
Dẫu vậy, nắng có vàng tươi cũng không đủ hong khô nước mắt, gió tưởng chừng đã lặng yên nay bỗng nổi bão giông. Tôi nhớ như in đó là một buổi trưa mưa tầm tã. Dì tôi áo quần ướt nhèm, mắt đỏ hoa chạy đến trường xin phép đưa tôi về. Dì cứ ôm chặt tôi vào lòng, vừa đi vừa khóc. Mẹ tôi đã bị tai nạn khi mang cơm cho ba tôi lúc sáng…
Một năm sau đó…
Có lẽ kí ức trong tôi vẫn là những mảnh ghép vô định, xong đủ để tôi biết được chuyện gì đã xảy ra. Vẫn là những chuyến đi dài từ Thái Bình lên Hà Nội. Vẫn là thứ mùi thuốc bệnh viện. Tiếng máy kêu, tiếng dụng cụ va vào nhau, tiếng người rên rỉ trong nỗi đau trắng xóa. Và hình ảnh của ba mẹ tôi trên giường bệnh. Những hình ảnh và thứ âm thanh ấy vẫn về trong giấc mơ tôi. Và cả đến sau này tôi vẫn bị ám ảnh bởi thứ phim đen trắng không có nội dung ấy. Nhưng điều đó không còn quan trọng nữa ? Quan trọng là ba tôi đã chữa khỏi bệnh và mẹ tôi cũng đã qua cơ nguy kịch. Dẫu ba tôi không còn lành lặn như trước nữa, di chứng để lại là một nửa cơ thể bên trái hoàn toàn bại liệt. Và mẹ tôi, trên người vẫn còn một vết sẹo mổ dài… thì với tôi, ba mẹ vẫn luôn là những người tuyệt vời nhất. sóng gió đã qua đi, gia đình nhỏ bé của tôi lại đoàn tụ và xây dựng những điều tốt đẹp ở tương lai…
Bạn thân mến! Bạn có nghĩ tôi là một cô bé bất hạnh? Không! Tôi là một người hạnh phúc. Tuổi thơ dù dữ dội nhưng đã cho tôi những trải niệm để tôi trưởng thành hơn so với những bạn cùng trang lứa, cho tôi biết yêu thương và trân trọng hơn những gì mình có. Ba tôi đã từng nói, vì tôi ba tôi sẽ vượt qua tất cả. Và chẳng phải ba tôi đã chiến thằng bệnh tật, giành lại sự sống để trở về bên tôi đó sao? Và mẹ tôi, có lẽ trong cuộc đời này, tôi sẽ không tìm được người phụ nữ nào kiên cường hơn thế! Mẹ vẫn vững vàng trước muôn trùng sóng gió cuộc đời để chăm lo cho cả gia đình. Và đến bây giờ, khi ba tôi không đủ khả năng gánh vác mọi công việc thì mẹ, không những làm tốt nhiệm vụ của mình, mà còn làm thay phần ba nữa. Mẹ vẫn vậy, kiên định và vững tâm vô cùng. Hằng ngày tôi đi học, mẹ vẫn đi làm, ba sẽ ở nhà nấu cơm cho hai mẹ con. Ba làm một tay nhưng món nào ba nấu cũng ngon và đẹp mắt. Bữa cơm sẽ thật ấm cúng và tràn ngập tiếng cười. Hạnh phúc với tôi, đôi khi chỉ nhỏ bé như vậy thôi…
Bạn yêu quý, bạn nghĩ hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có phải là thứ mà bạn có thể cầm nắm được như một vật báu và bạn sẽ phải cất giấu thật kĩ nếu không bạn sẽ vô tình đánh rơi hoặc bị ai đó cướp mất? Hay hạnh phúc là một thứ lớn lao, xa vời tới mức bạn chỉ có thể ngắm nhìn mà không thể chiếm lĩnh? Không? Hạnh phúc đơn giản lắm! Đó là thứ bạn biết yêu thương ai đó, biết sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Hạnh phúc là khi bạn biết đặt tin yêu vào cuộc sống và đặt niềm tin vào chính mình. Hạnh phúc là khi bạn biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực… Điều quan trọng là bạn biết suy nghĩ theo hướng tích cực của nó. Bởi hạnh phúc là do ta cảm nhận.
Và bạn biết không? Tôi cứ nghĩ gia đình tôi sẽ chỉ có ba người: tôi, ba, mẹ. Nhưng có một điều tuyệt vời đã đến. Cách đây hơn một năm, gia đình tôi đã chào đón thêm một thiên thần xinh xắn. Tôi đã đặt tên em là Hạnh Linh. Hạnh Thảo và Hạnh Linh. Bạn có biết vì sao tên của chị em tôi lại có cùng chữ Hạnh không? Vì Hạnh là Hạnh Phúc !
Bài làm:
Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, bắt đầu hành trình phát quà Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định. Với cụ, việc phát cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo những món quà nhỏ là niềm vui hơn cả ngày Tết...
Cụ Xuân Phương nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.
Đã thành thông lệ suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đêm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợn trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà Tết. Mỗi phần quà cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10kg gạo và vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng... Đối với người bình thường, món quà này chẳng nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ "Có nhớ mỗi dịp Tết cụ tawngjquaf cho bao nhiêu người không?". Cụ lắc đầu: "Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác "tiêu" khoảng năm tấn gạo và 1 tấn đường."
Cụ Phương có 7 người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt. Thấy cụ sống thui thủi một mình họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng họ chỉ biết góp tiềng về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửi về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang đi làm từ thiện. Với cụ bây giờ, hạnh phúc nhất là được làm một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.
Cụ Phương là một người nhân hậu, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác,
Bài làm
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về“.
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình
Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.
Hạnh phúc là gì? Khó có thể diễn tả bằng lời cho rõ nghĩa khái niệm này. Bởi lẽ, hạnh phúc là cảm giác, cảm xúc của con người. Mà đã là cảm giác thì làm sao có thể diễn đạt được. Hơn nữa, cảm giác của mỗi người là không giống nhau, cho nên ta không bao giờ có thể giải thích một cách rõ ràng khái niệm này. Nhưng đơn giản, ta có thể định nghĩa, hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản khi ta đạt được hoặc thỏa mãn điều mà ta mong muốn. Hạnh phúc có thể là đơn giản nhưng cũng có thể là lớn lao. Điều mà ta mong muốn có thể chỉ nhỏ nhặt thôi nhưng cũng có khi nó là cả ước mơ và hoài bão của bản thân mình. Chính vì cảm xúc của mỗi người là không giống nhau, những điều mà họ mong muốn cũng không giống nhau nên hạnh phúc của mỗi người là khác nhau. Một người thì có rất nhiều mong muốn trong đời nên niềm hạnh phú dường như có thể đến bất cứ lúc nào có thể. Chỉ cần đạt được mong muốn ta đều có thể hạnh phúc. Với tôi hạnh phúc có thể đến từ nhiều phía. Nếu ba mẹ tôi khỏe mạnh tôi cũng có được hạnh phúc. Hoặc đôi khi chỉ là nấu một món ăn mà cả gia đình tôi đều khen ngon tôi cũng sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là nụ cười của mẹ, là sự hài lòng của ba đối với tôi. Tôi rất tham vọng. Đương nhiên ai cũng tham vọng. Đối với mọi thứ tôi đều muốn nó thật hoàn hảo. Tất nhiên là hoàn hảo trong phạm vi của tôi. Mỗi người lại có một cách nhận định riêng về mọi thứ. Niềm hạnh phúc của tôi sẽ xuất hiện khi tôi đạt được những mục tiêu của bản than mình dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bởi vậy mà hạnh phúc có thể đến bất cứ lúc nào. Đôi khi chỉ là được nói chuyện với người mình thích, hay đọc một cuốn sách hay hoặc ăn một món mà tôi yêu, tôi cũng hạnh phúc. Lớn hơn, trong công việc tôi được thuận lợi, tôi cũng hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Bạn chính là người sẽ tạo cơ hội để bản thân mình hạnh phúc. Đừng ngồi yên và trông chờ ai đó sẽ đem hạnh phúc đến cho bạn. Cuộc đời không giống như câu chuyện cổ tích lúc nào cũng có một cái kết có hậu. Nếu bạn không làm gì cả mà sống bông thả vô tâm, tương lai bạn sẽ chẳng được hạnh phúc đâu. Cuộc đời luôn chứa đựng những ước mơ, hãy hành động để đạt được những ước mơ đó. Đừng chỉ sống theo kiểu cho qua ngày, hãy sống cho một tương lai tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay có thể bạn thất bại, nhưng đừng để ngày mai và những ngày sắp tới cũng như vậy. Ngày hôm nay bạn đau khổ, thì hãy làm gì đó để ngày mai được hạnh phúc. Bởi hạnh phúc không phải là cái gì đó xa xôi, không phải là thứ ta không thể có được mà là do ta có muốn đạt được nó hay không.
“Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất”. Thật vậy! Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước. Cũng giống như những trạng thái tình cảm của con người, hạnh phúc là cảm xúc xuất phát từ con tim, trong bất kỳ khoảnh khắc nào của cuộc sống. Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm và viên mãn. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm hoặc đòi hỏi quá cao vào bản thân, không cho phép mình hạnh phúc hay thỏa mãn với bất cứ điều gì, thì chắc chắn, ta sẽ trở nên khô khan và mất dần niềm tin vào cuộc sống. Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao, ví dụ như sự thành công, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất. Đó là khi ta nhận được một món quà nhỏ, nhận được một lời cảm ơn chân thành, là khi ta làm được một việc tốt, mang đến hạnh phúc cho người khác… Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống, thế nhưng, chúng ta hãy tập hạnh phúc từ những điều đơn giản nhất, hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có, và quan trọng hơn, đó là hãy trao đi hạnh phúc để nhận lại yêu thương.
Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được "trở về" quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.
Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày nào nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.
Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.
Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: "Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!...". Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.
Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh – xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiểu gỗ pơ mu và 2 triệu đồng "gọi là chút quà tình nghĩa".
Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiều học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!
Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vậy quanh.
Nguyễn Thị Hải
Tiền Hải – Thái Bình
- phúc phận: điều may mắn được hưởng do số phận.
- phúc đức : điều tốt lành để lại cho con cháu.
- phúc hậu: có lòng thương người hay làm điều tốt.
- phúc bất trùng lai: điều may mắn không đến liền nhau.
- phúc lộc : gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.
- phúc thẩn: vị thần chuyên làm những việc tốt.
- phúc tinh : cứu tinh.
Trong cuộc sống, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng mỗi người lại định nghĩa, cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có một suy nghĩ của riêng mình về hạnh phúc. Cũng giống như câu chuyện về ly nước. Nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng mà nói cạn nửa ly thì cũng đúng. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nhìn và sự lựa chọn của chúng ta. Cuộc sống không phải lúc nào cũng ngọt ngào và dễ chịu. Điều đầu tiên để cảm thấy hạnh phúc chính là học cách chấp nhận. Nếu chúng ta chấp nhận rằng, cuộc sống này không hoàn hảo, bạn sẽ tìm cách khắc phục và vươn lên. Hạnh phúc luôn đi cùng với sự hài lòng, nhất là khi bạn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, gia đình, bạn bè và cả chính con người của bạn. Cuộc sống là một hành trình. Thành công sẽ đem đến cho bạn sự ngọt ngào và ngược lại, thất bại sẽ khiến bạn cay đắng. Bạn phải chấp nhận rằng, nếu đã có thành công thì tất sẽ có thất bại. Vậy làm thế nào để có thể hạnh phúc, cảm nhận những điều ngọt ngào giữa vô vàn khó khăn và cay đắng? Câu trả lời chính là sự cố gắng, chấp nhận và hài lòng về chính bản thân mình, rằng bạn đã thật sự cố gắng.