Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vựng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.
Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
tham khảo
Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vựng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.
Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.