Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn là câu chuyện kể về một chuyến trở về thăm lại quê nhà, thăm lại con người của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách. Ông nhận ra nhiều sự đổi thay, cũng nhân ra những tư tưởng quá lạc hậu bám riết lấy con người và mảnh đất nơi đây. Truyện ngắn khép lại với câu triết lý vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc đến con đường. Và có lẽ hình ảnh con đường là hình ảnh để lại trong tâm trí người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.
Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói “Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả.
Thực ra con đường trong câu nói của tác giả vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho những suy nghĩ của tác giả.
Ý nghĩa: đó là con đường hi vọng, con đường hạnh phúc, con đường rộng mở những huy hoàng, con đường của người nông dân, con đường của toàn xã hội mà chúng ta phải suy ngẫm.
Anh tham khảo
Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách. Khi trở lại nơi đã từng sinh ra ông, nơi chôn rau, cắt rốn tác giả vô cùng xúc động khi quê hương ông đã có vài thứ thay đổi dù không nhiều lắm. Nhưng ông cũng nhận ra rằng cái thay đổi đó chỉ là hình dáng bên ngoài mà thôi, còn bản chất những con người sống ở nơi đây thì không hề thay đổi mà thậm chí còn ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, lạc hậu tới mức trở nên ấu trĩ, mụ mị cả người.
Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.
Tác giả mong ước sẽ có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội nhưng phải chịu một cuộc sống khốn khổ, lam lũ do những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ cứ bám víu lấy đời cha mẹ chúng, rồi đến đời bọn chúng, kiến cho cái nghèo cái khổ cứ bám lấy đeo đẳng không dứt.Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Con đường là tác giả mơ ước chính là con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường. Khi xưa trái đất chỉ toàn là rừng núi, hoang vu chưa có những con đường nhưng khi con người phát triển thì họ đã hình thành những con đường đi cho riêng mình sao cho thuận tiện, phục vụ lợi ích sinh hoạt giao lưu, thông thường của con người.
“Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.
Câu nói này cũng khẳng định lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới nào đó sẽ đến với quê hương của ông. Lỗ Tấn tin tưởng rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê. Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả. Một người phụ nữ tham lam, tay nhanh có tính tắt mắt, tham lam, thường hay đồ của nhà người khác chạy về nhà mình mà không biết ngại như việc bà này giật lấy đôi tất mà mẹ tác giả dắt ở cạp quần chạy về nhà, hay vài ba cái chén, đôi đũa được bà ta thì thấy trong đống tro rồi cũng tiện tay mang về nhà…Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.
Hình ảnh người bạn thân thời thơ ấu của tác giả như Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nay thì lụ khụ như ông già, con cái thì nheo nhóc, đẻ nhiều mà không nuôi được chúng nó cho tử tế, nên đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn.
Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa. Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên
Đoạn văn mà có sai đề không vậy, tham khảo tham khảo suốt ngày chỉ bt cóp thôi ak
Tôi chả cần tự lm nhưng hướng dẫn cách lm thôi
tâm hồn phụ nữ trong sáng.................................
chúc hok tốt
Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phu nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Quá trình xây dựng, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia... Được khẳng định qua năng lực và phẩm hạnh trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống nhất, góp một phần to lớn công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại.
# Chúc bạn hcoj tốt
- Tâm hồn nhạy cảm, mẫn cảm : Ông hoạ sĩ trong câu chuyện với người thanh niên mặc dù gặp gỡ rất ít phút, chỉ thoáng nghe người thanh niên kể chuyện về công việc của mình, ông cảm nhận ngay được nét đẹp tâm hồn của anh, ông cảm thấy rối bời bởi ông đã bắt gặp điều mà ông vẫn ao ước được biết - vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người thanh niên.
- Là con người từng trải, hiểu đời, hiểu người sâu sắc
- Là con người gắn bó với hội hoạ, có nhiều trăn trở về nghề nghiệp ⇒ lòng yêu nghề, say mê với nghề. Dấu ấn nghề nghiệp đã in dấu lên vẻ ngoài của ông
+ Sắp nghỉ hưu vẫn muốn vẽ tranh. Ông hiểu vẽ là một công việc gian nan. Ông cảm thấy ngòi bút của mình dường như bất lực trong việc tái hiện lại vẻ đẹp cuộc sống con người. Chỉ có những người thực sự giỏi mới không tự bằng lòng với mình, tự thấy mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
+ Ông càng xúc động trước những nét đẹp bình dị, đáng quý của anh thanh niên, ông càng khát khao sáng tác. Làm thế nào để phác hoạ được bức chân dung chàng trai, làm thế nào để người xem phát hiện được, cảm nhận được nét đẹp của anh như ông đang xúc động, làm thế nào để gửi gắm suy tư của ông vào bức tranh đó.
⇒ Quả thực ta thấy ông là một con người có tâm hồn nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ sâu sắc về nghề nghiệp.
Tham khảo:
Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương (thành phần phụ chú), nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Chao ôi! (câu cảm thán) Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.