Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 5 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( mình làm lại nhé )
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.
Đề 1:
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắcBài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Tôi là Thủy. Ba mẹ tôi hôm nay lên tòa để ly hôn, trước khi đi mẹ dặn tôi và anh Thành:
- Hai đứa lo liệu mà chia đồ chơi đi.
Tôi nghe xong run bần bật lên, ánh mắt thảm buồn, sưng vì khóc hướng về anh. Hôm qua, tôi nằm ngủ ko được chỉ biết nức nở chẳng lên tiếng. Bỗng nghe âm thanh khóc của anh, tôi chạy sang phòng anh hé cửa ra thì thấy anh ngồi ôm mặt cố bình tĩnh nhưng nước mắt vẫn cứ tuôn rơi.
Sáng hôm sau, tôi vừa thức giấc thấy anh Thành đi đâu đó, tôi liền chạy theo sau thì biết anh đang muốn ra vườn ngồi dưới gốc cây ngắm bình minh. Tôi đặt tay lên vai anh, anh nhẹ nhàng kéo tôi ngồi xuống và vuốt lên mái tóc tôi. Hai chúng tôi ngồi lặng im ko nói lời gì, chỉ ngắm khung cảnh xung quanh.
Gia đình tôi khá giả, hai anh em tôi rất thương nhau. Nhớ lần anh đi chơi bóng lỡ làm rách áo ko dám về nhà sợ mẹ đánh nên ngồi lì ở đó. Nghe bạn anh nói với tôi, tôi liền đem kim chỉ ra tận sân vận động. Tôi bảo:
- Anh cởi áo ra em vá lại cho. Em khéo lắm, khâu vầy chắc mẹ ko biết đâu.
Từ hôm đấy chiều nào anh cũng đi đón tôi học về. Và dành thời gian chơi với tôi nhiều hơn. Tình cảm anh em tôi ngày càng thắm thiết, thế nhưng giờ lại sắp phải xa nhau và có thể là mãi mãi. Bỗng vọng tiếng trong nhà:
- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình đứng giậy, mẹ bảo chia đồ chơi ra đi có vẻ hơi tức giận. Tôi ôm chặt cánh tay anh, anh dìu tôi vào nhà bảo:
- Ko phải chia nữa, anh cho em tất.
Lúc này tôi như người mất hồn, anh nói hai ba lần tôi mới nghe, tôi liền lắc đầu nói:
- Ko, em ko lấy đâu. Anh lấy hết đi.
Mẹ tôi quát: - lằng nhằng mãi, chia đi!
Tôi ghé tai anh nói: - thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Tôi đã giận lên khi thấy anh lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía.
- Anh lại chia rẽ con Vệ sĩ với con Em nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
Nhìn vẻ mặt anh buồn bã
- Thì anh đã nói rồi, anh cho em tất cả.
Anh Thành đặt con Vệ sĩ với con Em nhỏ giữa đống đồ chơi của tôi, nhưng lúc này tôi lại nghĩ ra một điều, lại kêu lên:
- Nhưng như vậy thì ai gác đêm cho anh.
Tôi buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi ko chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối nào học bài xong tôi đều ngụy trang cho con Vệ sĩ, tới sáng lại tháo dao ra, đặt lại chỗ cũ, cạnh con Em nhỏ. Hai con quàng tay nhau, thân thiết. Từ khi về nhà tôi chúng chưa xa nhau lần nào, nên bây giờ thấy anh chia chúng ra tôi mới giận dữ lên. Một lát sau anh Thành đem hai con búp bê về chỗ cũ quàng tay lên nhau, tôi cảm thấy vui vẻ lên:
- Anh xem chúng đang cười kìa! ^_^
Nhưng tự nhiên tôi lại buồn xịu mặt xuống:
- Sao bố còn chưa về nhỉ? Như vậy thì em không chào được bố trước khi đi.
Đã mấy ngày nay bố biệt tăm không về nhà, nhưng tôi vẫn muốn gặp bố lần cuối, có thể ôm, nũng với bố lần cuối. Tôi rất muốn là đứa con hiếu thảo của cả bố và mẹ.
- Hay anh dẫn em đến trường một lát- anh Thành nói.
Anh đứng dậy lấy chiếc khăn ướt cho tôi lau nước mắt rồi chải lại tóc. Chúng tôi đi trên đường đất đỏ thân thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, tôi dừng lại xem đau đáu vào gốc cây, mái nhà nào đó mà tôi và anh đã rất quen từ thuở ấu thơ, muốn ko bao giờ quên đi chúng.
Gần trưa tôi với anh mới đi đến trường. Anh dẫn tôi đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài, tôi và anh đứng nép vào gốc cây trước lớp. Tôi cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường, bỗng nhiên tôi khóc nức nở lên.
- Ôi, em Thủy!- Tiếng kêu sửng sốt của cô Tâm làm chúng tôi giật mình.
Anh dẫn tôi vào lớp:
- Thưa cô, em đến chào cô...- Tôi nức nở.
Cô Tâm ôm chặt lấy tôi:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Và cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng " ồ " nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ, có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân, vài đứa mạnh dạn ra khỏi chỗ ngồi nắm chặt tay tôi như ko muốn rời.
Cô Tâm gỡ tay tôi, bước về phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ và chiếc bút máy nắp vàng đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
Tôi đặt vội quyển sổ với bút máy lên bàn:
- Thưa cô, em ko dám nhận...em ko được đi học nữa.
- Sao vậy? - Cô sửng sốt
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
" Trời ơi ", cô tái mặt và nước mắt giàn giụa. Mấy đứa dưới lớp khóc cũng càng to lên, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở:
- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.
Anh dắt tôi ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi ra khỏi trường, tôi kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa về tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.
Cuộc chia tay đột ngột quá. Tôi như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Tôi chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của tôi ra. Hai con búp bê anh đã đặt gọn vào trong đó. Tôi lấy con Vệ sĩ ra đặt trên giường anh, rồi ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:
- Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày con Em nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...
Tôi khóc nức lên và chạy lại nắm tay anh dặn dò:
- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, ánh nhé...
Anh khóc nấc lê. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc anh rồi nhẹ nhàng dắt tay tôi đi:
- Đi thôi con.
Tôi theo mẹ lên xe, bỗng nhiên tội chạy lại về phía anh, tay ôm con búp bê. Tôi đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em nhỏ quàng tay vào con Vệ sĩ.
- Em để nó ở lại - Giọng tôi ráo hoảnh - Anh phải hứa với em ko bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.
- Anh xin hứa.
Tôi chạy lên xe, nước mắt giàn giụa, cứ nhìn mãi về phía anh, chiếc xe dần đi xa và tôi ko thấy anh một nữa từ lần đó nhưng ko gì có thể chia cắt tình cảm của anh em chúng tôi.
< nếu bạn thấy dài, có thể bỏ đi phần nào thừa nha ^_^ >
BẠN ƠI CÓ THỂ VIẾT NGẮN HƠN KO MÌNH CHỈ CẦN ĐỦ 1 TRANG RƯỠI THÔI
MÌNH CẦU XIN BẠN ĐÓ
NHA!NHA!NHA!
Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.
Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:
“Kính thầy mới được làm thầy”
Hay:
“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh đò cặp bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn.
Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh : ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô … Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau.
Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng … nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.
Thầy cô : ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua:
“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”.
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em !
1/ Cuộc chia tay của những con búp bê:
- Đề cập tới vấn đề hạnh phúc gia đình.
- Gồm có 3 cuộc chia tay: chia tay búp bê, chia tay trường học, chia tay anh trai.
- Đây là văn bản viết về Thành và Thuỷ, về hạnh phúc anh em, gai đình bị tan vỡ chỉ vì bố mẹ chia tay.
2/Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
- Thể thơ là thất ngôn tứ tuyệt. Phép đối: chữ cuối của dòng thứ 2-4 'sương-hương'.
- Viết về chủ đề ' trông trăng nhớ quê '.
- Những dòng thơ tuy chưa thực sự là tả, chưa thực sự là kể nhưng đã nổi bật cho người đọc về tình yêu, nỗi nhớ quê hương thắm thiết, sâu sa của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.
3/ Những câu hát về tình cảm gia đình:
- Câu ca dao so sánh công cha, nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn nhằm nổi bật sự to lớn của công cha và nghĩa mẹ đối với con cái.Đồng thời làm biểu lộ lòng biết ơn sâu lắng của con cái, đây là cách so sánh ví von dễ hiểu.
- ( tự tìm trên ,mạng bạn nhé )
4/ Sông núi nước Nam:
- Vì:
+ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
+ Bài thơ tuyên bố rõ ràng chủ quyền lãnh thổ của vua Nam là nước Nam, điều đó đã được khẳng định ở 'thiên thư'( sách trời ).
+ Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại của quân giặc nếu chúng sang xâm phạm.
5/ Bn đện chơi nhà:
- Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến, tình bạn đối với em rất thắm thiết, thuần tuý và trong sáng. Nó không thể mau lại bằng vật chất, cũng không dễ dàng thuộc vào những người bội bạc.
- Dòng thơ thứ 7 thì về tình bạn, tác giả đã quan niệm rằng: không nhất thiết là bạn thân đến chơi nhà thì phải tiếp đãi long trọng, đắt tiền. Tình bạn không dựa vào vật chất, không dựa vào tình thế giàu sang. Tình bạn chỉ cần 2 người tâm sự với nhau, trò chuyện vui vẻ, thế là nhất rồi.
CÒN VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ THÌ BẠN HÃY TÌM HIỂU RÕ NỘI DUNG CỦA CÁC CÂU THƠ VỀ CHUYỆN BỮA ĂN ĐỂ TIẾP BẠN ĐẾN CHƠI, THỨ GÌ CŨNG KHÔNG CÓ, ĐẾN CẢ TRẦU CŨNG THẾ. TỪ ĐÓ CÓ THỂ DẪN DẮT VÀO ĐƯỢC TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ RẤT MỘC MẠC, THẮM THIẾT.
VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ TÌNH BẠN CỦA BẢN THÂN EM THÌ HÃY VIẾT VỀ NHỮNG CÁI LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH BẠN, HÃY DÙNG ÍT CHẤT XÁM TRONG NÃO SUY NGHĨ MẤY CÂU MÌNH TRẢ LỜI VỀ TÌNH BẠN. DỰA VÀO ĐÓ THÌ VIẾT RẤT DỄ.
VỚI LẠI, NHỮNG BÀI VỀ ĐOẠN VĂN HAY BÀI VĂN BẠN NÊN TỰ HỌC VÀ TÌM HIỂU THÌ LÚC KT DỄ NHỚ HƠN.
CHÚC BẠN HC TỐT
(((
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Trước bi kịch gia đình, tình cảm của hai anh em Thành và Thủy càng trở nên thiết tha, rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau. Suốt đêm nghe em gái khóc thì Thành cũng đau khổ “nước mắt cứ tuôn ra như suối”. Mờ sáng, Thành “rón rén" đi ra vườn, đau khổ ngồi xuống gốc cây hồng xiêm, thì chỉ một lát sau, em gái cũng đi ra vườn ngồi cạnh anh trai. Em gái "lặng lẽ" đặt tay lên vai anh trai, còn anh trai thì “kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc" em gái. Khi Thủy nhớ bố, mong gặp bố, chào bố trước khi theo mẹ về quê ngoại, thì Thành “xót xa nhìn em” và nghĩ: “Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy”. Nghe Thủy nói: “Hay anh dẫn em đến trường một lát" thì Thành lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em… Thành lại dẫn em gái đến trường như những ngày còn nhỏ…
Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, rất quan tâm săn sóc đến anh trai. Mỗi con búp bê đều được Thủy đặt cho một,cái tên riêng: con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ, và Thủy luôn luôn đặt chúng cạnh nhau, “quàng tay lên vai nhau” thân thiết. Thủy đã mang kim chỉ ra bãi bóng vá áo cho anh trai. Trước khi giã biệt anh còn dặn dò: "Anh ơi! bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé..”. Thành nằm mê ngủ thấy ma, Thủy-đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác cho anh trai ngủ. Trước lúc theo mẹ về quê ngoại, Thủy ôm hôn con Vệ Sĩ và ân cần dặn dò: "Vệ Si thân yêu ở lại nhé ! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé..”.
Cảnh chia đồ chơi đã nói lên một cách tuyệt đẹp tình anh em thắm thiết. Thành bảo với Thủy: “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”. Nhưng rồi em gái lại “buồn bã” lắc đầu: “Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh”. Trước lời mẹ “quát”, hai anh em bắt buộc phải chia đồ chơi. Con Vệ Sĩ ở lại với anh trai, còn Thủy mang theo con Em Nhỏ. Nhưng trước lúc giã biệt anh, Thủy đã để con Em Nhỏ ở lại với lời dặn dò… Cách ứng cử của Thủy rất nhân hậu và rất quan tâm săn sóc anh trai. Em không bao giờ để hai con búp bê phải chia tay nhau. Và em cũng chỉ mong muốn anh em mình không bao giờ phải xa nhau.
Mở bài : Giới thiệu về người bạn thân của bạn
Thân bài :
- Mô tả ngoài hình (tóc, khuôn mặt, mắt, mũi,...)
- Miêu tả về tính nết, cử chỉ, điệu bộ, tài năng, sở thích,...
- Kỉ niệm của em về bạn ấy
Kết bài :
Cảm nghĩ của em về bạn ấy và tình bạn của chúng em
“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời. Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
sau khi học xong văn bản ''cuôc chia chia tay của những con búp bê '' thì em thấy nhân vật thủy rất đáng thương . Không chỉ bề ngoài thôi mà tâm hồn bên trong của nhân vật này rất trong sáng . Một cô bé đang ở trong độ tuổi ăn , tuổi học mà đã phải lam lũ kiếm tiền nuôi bản thân của em băng cách đi bán rau kiếm sống . phận làm cha mẹ nào đã ko dành cho con được những tình cảm đẹp nhấy đã thế lại còn ly hôn băts con về quê bán rau kiếm sống .
Có ai mà không cảm thấy tội nghiệp khi những dòng nước mắt đã ứa ra khi đến gặp bạn bè để tuwd biệt lần cuối .chúng ta thật may mắn đấy các bạn ạ khi được sống trong một mái ấm gia đình được đi học ddaayd đủ , để mở mang tầm hiểu biết ccuar mình . Nhìn thuye phải nghỉ học, mỗi khi nhìn bạn bè đến truongf thì cơn thèm được đi học lại đến .em thậy sự rất ngưỡng mộ thủy khi còn nhỏ mà đã phải tạm biệt anh em , đã phải lam lũ kiếm sống , nhưng em thật sự cảm thấy thủy còn thiếu đi một thứ đó là ''tình yêu thương '' của cha mẹ của anh em
Trước bi kịch gia đình, tình cảm của hai anh em Thành và Thủy càng trở nên thiết tha, rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau. Suốt đêm nghe em gái khóc thì Thành cũng đau khổ “nước mắt cứ tuôn ra như suối”. Mờ sáng, Thành “rón rén" đi ra vườn, đau khổ ngồi xuống gốc cây hồng xiêm, thì chỉ một lát sau, em gái cũng đi ra vườn ngồi cạnh anh trai. Em gái "lặng lẽ" đặt tay lên vai anh trai, còn anh trai thì “kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc" em gái. Khi Thủy nhớ bố, mong gặp bố, chào bố trước khi theo mẹ về quê ngoại, thì Thành “xót xa nhìn em” và nghĩ: “Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy”. Nghe Thủy nói: “Hay anh dẫn em đến trường một lát" thì Thành lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em… Thành lại dẫn em gái đến trường như những ngày còn nhỏ…
Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, rất quan tâm săn sóc đến anh trai. Mỗi con búp bê đều được Thủy đặt cho một,cái tên riêng: con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ, và Thủy luôn luôn đặt chúng cạnh nhau, “quàng tay lên vai nhau” thân thiết. Thủy đã mang kim chỉ ra bãi bóng vá áo cho anh trai. Trước khi giã biệt anh còn dặn dò: "Anh ơi! bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé..”. Thành nằm mê ngủ thấy ma, Thủy-đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác cho anh trai ngủ. Trước lúc theo mẹ về quê ngoại, Thủy ôm hôn con Vệ Sĩ và ân cần dặn dò: "Vệ Si thân yêu ở lại nhé ! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé..”.
Cảnh chia đồ chơi đã nói lên một cách tuyệt đẹp tình anh em thắm thiết. Thành bảo với Thủy: “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”. Nhưng rồi em gái lại “buồn bã” lắc đầu: “Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh”. Trước lời mẹ “quát”, hai anh em bắt buộc phải chia đồ chơi. Con Vệ Sĩ ở lại với anh trai, còn Thủy mang theo con Em Nhỏ. Nhưng trước lúc giã biệt anh, Thủy đã để con Em Nhỏ ở lại với lời dặn dò… Cách ứng cử của Thủy rất nhân hậu và rất quan tâm săn sóc anh trai. Em không bao giờ để hai con búp bê phải chia tay nhau. Và em cũng chỉ mong muốn anh em mình không bao giờ phải xa nhau.
Cảnh giã biệt đau lòng: Thủy “khóc nức lên" nắm tay anh trai dặn dò; Thành “mếu máo đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em gái… – đã biểu lộ tất cả nỗi đau và tình thương của hai anh em trước bi kịch gia đình.
p/s: ngắn lắm rồi đấy :V
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?