Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
- Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối, chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực chắn chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn đến thành công. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
2. Thân bài
a) Giải thích câu nói
- Giải thích từ ngữ:
+ Giông tố: dùng để chỉ những gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến với chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh…
+ Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.
- Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không được đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện
- Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau… Để vượt qua được khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ta phải biết chấp nhận giông tố, vì một khi ta biết chấp nhận nó, ta sẽ biết cách vượt qua nó bằng chính nghị lực, bản lĩnh, kỹ năng, tri thức của mình.
- Thực tế cuộc sống có biết bao tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh.
(2) Ý nghĩa, tác dụng
- Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Vượt qua khó khăn thử thách, con người trưởng thành hơn, vững vàng hơn về mọi mặt.
- Vượt qua thử thách, chúng ta có cơ hội đến được với ước mơ của chính mình, được hoàn thiện bản thân.
(3) Mở rộng, phản đề
- Để vượt qua giông tố, con người cần giữ vững niềm tin, tinh thần lạc quan với cuộc sống; biết chấp nhận và đứng lên sau mỗi thất bại.
- Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trước sóng gió, họ thường bỏ cuộc, buông xuôi, chấp nhận thất bại. Bên cạnh đó, có nhiều bạn trẻ sống ích kỉ, dựa dẫm vào gia thế của mình mà không tự phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; số khác, vì nghèo khó mà sẵn sàng làm những việc trái với đạo đức, lương tâm.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
- Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
3. Kết bài
- Khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, hãy suy nghĩ kĩ để đưa ra quyết định sáng suốt. Khi đối mặt với giông tố cuộc đời, hãy vững bước chân, hãy tự nhủ với bản thân “Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Có như vậy bạn mới có cơ hội được trải nghiệm và tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời.
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
a) Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói): |
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. (Đây là vấn đề nghị luận) |
b) Giải thích, chứng minh vấn đề: |
Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. |
c) Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: |
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: Trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? |
Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại muợn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giồng tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chi có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi mà còn đó biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỷ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tố chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thỉ hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tố cuộc đời giống Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiêp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.
Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất vả, cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tố nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nứớc nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và đặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói của Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.
Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời “chinh chiên cũ” đã ngã xuống vì tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,… rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.
– Vài nét về Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
– Cuộc sống là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, cuộc đời mỗi con người trải nghiệm nhiều trạng thái khác nhau, trong đó hạnh phúc và khổ đau vẫn thường song hành.
– Giông tố: hình ảnh chỉ những khó khăn đáng sợ trong mỗi đời sống chúng ta.
– Trải qua giông tố cuộc đời, đó là điều khó tránh khỏi.
-Không cúi đầu trước giông tố: không lùi bước trước những khó khăn
-> bài học về nghị lực, ý chí sống.
Liên hệ bản thân.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.
Dàn ý
1. Mở bài: Dẫn đề, trích dẫn câu nói
2. Thân bài
a. Giải thích
-Giông tố: +nghĩa thực: hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội
+đồng thời là ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà con người phải trải qua.
=> Khái quát: đời người không thể tránh khỏi những khó khăn, thử thách nhưng không bao giờ được đầu hàng trước chúng.
b. Bàn luận:
-Khẳng định ý kiến đúng: từ thực tế trải nghiệm của một thế hệ trong giông bão đạn bom, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, Đặng Thùy Trâm đã rút ra một kinh nghiệm, một bài học về lẽ sống đẹp, đầy nghị lực.
-Phân tích, đánh giá biểu hiện
+Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công - thất bại, hạnh phúc - khổ đau,....
+Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,...)
+Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh.
-Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
-Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.
-Bài học:
+Mỗi chúng ta phải luôn có ý thức sẵn sàng đương đầu trước khó khăn thử thách, trang bị cho mình hành trang cần thiết về tri thức, bản lĩnh, nghị liực.
+Trong hoàn cảnh nào cũng phải sống cao cả, không được phép đớn hèn.
3. Kết bài: Khẳng định, kêu gọi.
Bài văn:
Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.
Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến vợi chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh…Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
Bạn thấy đấy, xung quanh chúng ta, cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. Khi gặp khó khăn trở ngại, bạn hãy tự vươn lên bằng chính niềm tin của mình. Thất bại là mẹ thành công, thất bại là môi trường tôi luyện ý chí của con người như Bác Hồ đã từng nói “Gian nan rèn luyện mới thành công” hoặc
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền.
Cuộc đời vốn nhiều thử thách, chông gai, chúng ta phải luôn tìm cách vượt qua, chứ đừng thấy cái khó khăn trước mắt thì bỏ cuộc. Câu răn đầu tiên của Đức Phật trong 14 điều răn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, con người có thể làm được tất cả, chỉ cần lòng người có ý chí quyết tâm, có nghị lực kiên cường thì không gì có thể ngăn cản được họ. Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.
Xung quanh ta đã có rất nhiều người vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời tưởng chừng như là không thể vượt qua được như thầy Nguyễn Ngọc Ký, “vẽ cuộc đời từ chính đôi chân”, cho dù đã bị liệt hai tay nhưng thầy đã dùng chân của mình để viết và giờ thầy đã là một người thầy giáo được nhiều người biết đến và khâm phục. Bill Gates từng bỏ dở giấc mơ đại học và thành lập công ty, nhiều lần thất bại nhưng không nản, cuối cùng trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft. Chung Ju Yung, trước khi là chủ tịch tập đoàn Huyn Đai Hàn Quốc từng là một nông dân, rồi công nhân của một kho gạo ở Seoul. Đó chính là những tấm gương vượt khó thành tài đáng khâm phục.
Ngược lại, lại có những con người chỉ vì cái nghèo khó mà đã làm những việc trái với pháp luật đạo lý con người, họ đi cướp bóc, trấn lột để kiếm cái ăn cho mình mà không nghĩ gì đến sự mất mát của người khác. Vì vậy, ngay từ trong ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện ý chí bền bỉ, phải noi theo những gương sáng trong cuộc sống, trong học tập, cần học thật tốt để vững vàng cho mình hành trang vào đời thêm vững bước. Trong xã hội, chúng ta nên san sẻ với những người còn khó khăn, thiếu thốn để giúp họ vượt lên chính mình.
Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.
Nhắm mắt lại và chính bản thân tôi suy nghĩ, 1 phút suy nghĩ về cuộc sống. Tôi đôi khi tự hỏi, chính mình đang vui, hay buồn, mệt? Nhưng điều tôi khẳng định và chắc chắn rằng, tôi đang sống trong 1 cuộc đời ngập tràn ánh nắng. Ánh nắng không ở đâu xa xôi cả, nó chính là được bắt đầu từ nỗi hạnh phúc và nụ cười tươi rói của bạn vào mỗi ngày.
Không ai biết, cuộc đời ngập tràn ánh nắng được định nghĩa như thế nào. Mà chỉ tùy vào mỗi người, cuộc sống có ánh nắng hạnh phúc nhỏ nhoi đó có thể xuất phát vào những chuỗi ngày hạnh phúc, yên bình trôi qua mỗi ngày. Hay là được vui vẻ bên ba mẹ, ăn mặc ấm no trong gia đình nhà điều kiện. Nhưng đối với tôi, có lẽ là mỗi ngày được yên bình qua đi, ngắm nhìn mọi người cùng vui đùa bên mình hay được tự do làm những điều mình thích. Có thể ví dụ như, mỗi buổi sáng tôi được thức dậy trên chiếc giường ấm áp, rồi xuống bếp được thấy ba mẹ đang cười tươi về phía mình? Hay những buổi họp mặt đơn giản của những đứa bạn xung quanh, sau đó mọi người cùng tụm năm tụm bảy vây quanh bàn cùng đùa giỡn với nhau không ngớt? Cuộc sống ngập tràn ánh nắng được định nghĩa là như thế theo ý kiến riêng của tôi. Chỉ cần luôn có người ở bên tôi, chăm sóc tôi hay có người luôn tâm sự với tôi. Đơn giản, hạnh phúc qua ngày như thế, khiến tôi luôn cảm thấy có những trái tim ấp ấm đang vây quanh mình....
Cuộc sống tràn ngập ánh nắng của tôi là như thế, có thể đối với người khác là bình thường, nhưng đối với tôi, nhiêu đây đã đủ thỏa mãn niềm vui nho nhỏ rồi. Không bắt buộc phải sống trong áp lực của việc học hành thi cử hay sống theo khuôn khổ mà mọi người đặt ra. Bạn cữ ngỡ, ánh nắng thực sự ở đâu xa xôi, khó tìm, nhưng thực chất, có được yên bình tràn ngập nắng sáng hay không thì chính là dựa vào bản thân và trong tâm của bạn.
như thế viết mọi tay lắm, bạn nên tạo câu hỏi khác đi, như này thì ko ai trả lời đâu
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách, Nếu hèn nhát và yếu đuối, chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực chắn chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn đến thành công. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Giông tố là những gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến với chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh… Còn cúi đầu nghĩa là đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. Câu nói khẳng định rằng cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không được đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời. Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau… Để vượt qua được khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ta phải biết chấp nhận giông tố, vì một khi ta biết chấp nhận nó, ta sẽ biết cách vượt qua nó bằng chính nghị lực, bản lĩnh, kỹ năng, tri thức của mình. Thực tế cuộc sống có biết bao tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh. Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Vượt qua khó khăn thử thách, con người trưởng thành hơn, vững vàng hơn về mọi mặt. Vượt qua thử thách, chúng ta có cơ hội đến được với ước mơ của chính mình, được hoàn thiện bản thân. Để vượt qua giông tố, con người cần giữ vững niềm tin, tinh thần lạc quan với cuộc sống; biết chấp nhận và đứng lên sau mỗi thất bại. Tuy nhiên hiện nay một số người thường bỏ cuộc, buông xuôi, chấp nhận thất bại. Bên cạnh đó, có nhiều bạn trẻ sống ích kỉ, dựa dẫm vào gia thế của mình mà không tự phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; số khác, vì nghèo khó mà sẵn sàng làm những việc trái với đạo đức, lương tâm. Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, hãy suy nghĩ kĩ để đưa ra quyết định sáng suốt. Khi đối mặt với giông tố cuộc đời, hãy vững bước chân, hãy tự nhủ với bản thân “Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Có như vậy bạn mới có cơ hội được trải nghiệm và tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời.
Mở bài: Giới thiệu câu nói
Thân bài
a. Giải thích các khái niệm
→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố.
b. Bàn luận
c. Bài học nhận thức, hành động
Kết bài