K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2022

Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt, sách được chia thành hai loại: sách tốt và sách xấu. Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức đúng về các sự vật sự việc và con người, mà khi đọc những quyển sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường, không chính xác, xuyên tạc các sự việc không đúng với bản chất của nó, hoặc những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đời sống con người, khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.

Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử , quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều”, một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều, người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo, một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến, người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ.

 

Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kỹ càng.

Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kĩ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

“Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Lời nhận định ấy quả không sai. Nếu thiếu sách báo thì cuộc sống ta sẽ buồn tẻ, hụt hẫng biết bao. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc, ưu phiền… Sách chẳng khác nào là người bạn của chúng ta. Cho nên khi bàn về ích lợi của sách, La Rochefoucauld có nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng vậy, có sách tốt và sách xấu. Nếu ta đã từng được khuyên nên chọn bạn mà chơi thì câu nói trên cũng có giá trị tương tự như thế: Phải chọn sách tốt mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là loại sách giúp ta mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới… không chỉ hôm nay mà cả quá khứ xa xưa cũng như hướng tương lai sắp tới. Còn bạn hiền là sao? Là người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn ta học tập điều hay lẽ phải… Như vậy một quyển sách tốt và người bạn hiền có vai trò tương tự nhau, như nhà tư tưởng phương Tây đã ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Sách không chỉ giúp ta biết được cuộc sống, số phận của người Việt Nam mà còn giúp ta thông cảm với những cuộc đời của những con người ở những vùng đất xa xôi trên thế giới. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn ta thấy được cái nghèo khó, sự áp bức của xã hội đã biến một cậu bé thông minh hoạt bát trở thành một Nhuận Thổ nhút nhát, sợ sệt chấp nhận cái thân phận thấp hèn đáng thương hại. Cũng như bên trời Tây kia có những định kiến khắc nghiệt đối với những đứa trẻ không cha như Ximông bị người đời khinh khi luôn nghĩ đến cái chết. Rồi ở Mỹ, nơi nổi tiếng giàu có văn minh nhất thế giới vậy mà không ít người nghèo khó phải sống trong khu phố nhỏ hẹp bị bạc đãi không còn niềm tin – cô họa sĩ trẻ Jonxi bệnh hoạn luôn bi quan trước cuộc sống để số phận mình lụi tàn theo những chiếc lá rơi. Và cũng từ nơi ấy ta tìm được những tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi bất hạnh với những người cùng khổ như mình. Chẳng hạn tấm chân tình của chú Phillip, sự hi sinh của bác Bơ Men luôn để lại trong lòng ta niềm xúc động dạt dào về tình yêu thương của con người. Thông qua sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái… Từ đó, giúp ta có ý thức tốt và có hành động đúng.

Những lúc buồn chán, sách lại là người bạn an ủi, giúp ta vui hơn qua “Những cuộc phiêu lưu kì thú”. Ta hồi hộp theo từng bước chân của Rô-bin-xơn Cru-xô với nhiều lo lắng. Ta sung sướng tự hào khi người anh hùng đó chiến thắng thiên nhiên, biển cả, đảo hoang… Và cũng chính những quyển sách như thế giúp ta thỏa mãn ước mơ chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên khuất phục dưới bàn tay và khối óc con người.

Đọc những truyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết dân gian ta thấy sách càng gần gũi, thân tình hơn. Những ông Bụt, cô Tiên, phép lạ luôn tạo cho ta niềm vui, sự thích thú. Và hình ảnh của những chàng dũng sĩ, những hoàng tử, công chúa… là dấu ấn tốt đẹp làm rạo rực lòng ta. Truyện xưa có giúp ta hiểu rõ một chân lí sống “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”. Sách quả đúng là người bạn hiền đáng mến.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi lẽ bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng co không ít những quyển sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. Đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực tuyên truyền văn hóa đồi trụy, mà ta cần phải tránh xa. Vì vậy, ta phải biết chọn sách tốt mà đọc. Nếu ta chọn được sách tốt tức là ta đã chọn được một bạn hiền.

Trong thời đại ngày nay, sách không phải là phương tiện duy nhất để cho con người giải trí, học hỏi, nhưng có thể nói sách mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Do đó ta phải yêu sách như yêu bạn, biết giữ gìn sách tốt như giữ gìn tình bạn. Vì thế nhận định của nhà tư tưởng La Rochefoucauld là một nhận định có giá trị muôn đời.

4 tháng 12 2018

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

4 tháng 12 2018

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

2 tháng 3 2022

ok a sẽ giúp e nhưng e thay tên đi nhé

2 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây em:

https://download.vn/doan-van-nghi-luan-ve-long-yeu-nuoc-47169

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

12 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon - những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

12 tháng 5 2022

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái Đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động đến sự phát triển của thiên nhiên và con người. Là do các hoạt động của con người như việc xả rác bừa bãi, khí thải từ các nhà máy,......các chất thải công nghiệp, hóa học đều không xử lý triệt để mà thải ra biển. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của việc này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy ngay từ bây giờ cần phải có những biện để cải thiện ý chí của người dân.

19 tháng 4 2020

Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.

hok tốt

Tiếng lói giân tộc là 1 trong những nét đẹp của VN.nNó tạo nên 1 ấn tượng xâu xắc đối vs bạn bè quốc tế.CHẾM HẾT:))

k hộ nha:))

#Tinz

6 tháng 2 2022

Em theo các ý mà chị gợi ý để viết nhé!

Nêu ra câu chủ đề (VD: Trong cuộc sống này, điểm tựa là điều quan trọng nhất đối với mỗi người...)

Thế nào là điểm tựa

Người làm điểm tựa cho em là ai?

Người đó đã mang lại cho em điều gì?

Em đã làm được gì khi có điểm tựa đó?

Em phải làm gì để người đó vui lòng?

Kết luận lại. 

6 tháng 2 2022

Em có thể tham khảo bài sau:

Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho mình, chính là bố của em. Bố của em là lính đảo, thường phải đi xa nhà. Việc cả năm chỉ được gặp mặt bố một lần chẳng có gì xa lạ cả. Vì vậy, nên những kỉ niệm cùng với bố thật trân quý biết bao. Nhớ nhất, vẫn là lần bố về nhà vào dịp Tết năm trước. Hôm ấy, đã là chiều 30 Tết, bố bỗng xuất hiện ở cổng một cách bất ngờ với túi đồ và cành đào trên tay. Lúc ấy em vui sướng lắm. Chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm vui đó cả. Em chỉ nhớ rằng, mình đã nhảy ào lên người bố. Vừa khóc vừa gọi: “Bố đã về! Bố đã về!”. Những ngày tết ấy, em chẳng thiết tha gì đi chơi, chỉ quấn bố suốt ngày. Được nghe bố kể chuyện ở đảo, được bố chỉ cho bài toán khó, được bố dặn dò những việc cần làm khi ở nhà thay cho bố. Chính nhờ những lời dạy ấy của bố, mà em đã có thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.

4 tháng 2 2020

Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

#Châu's ngốc

27 tháng 3 2021

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.