Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Giải thích: Các vấn đề cần tập trung giải quyết để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước là:
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển nhanh ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
- Chủ trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng
- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng
b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta
- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Việc phát huy thế mạnh của từng vùng trong chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới.
=> Chọn đáp án C
a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
-Thế mạnh
+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí
+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
+Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước
-Thực trạng phát triển (năm 2007):
+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người
+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%
+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ
Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%
Dịch vụ: 41,4%
Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %
c) Phương hướng phát triển
-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...
Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng (sgk Địa lí 12 trang 85)
=> Chọn đáp án D