Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Các đáp án sắp xếp theo trình tự như sau:
(1) Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
(4) Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (1920)
(2) Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari (1921)
(3) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925)
Đáp án A
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi nghiên cứu tình hình trong nước, Nguyễn Ái Quốc cho rằng những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi. Vì:
- Chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.
- Phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát.
=> Do đó xúc tiến những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chín muồi, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam
Đáp án B
Sự du nhập và ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác- Lênin là nguyên nhân chung dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng và thất bại của Việt Nam quốc dân Đảng.
Cụ thể:
- Đối với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, đặt ra yêu cầu thành lập Đảng cộng sản. Yêu cầu đó khiến cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có sự phân hóa.
- Đối với Tân Việt cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, nên chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc sớm ảnh hưởng đến một bộ phận đảng viên của Đảng => dẫn tới sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng đảng
- Đối với Việt Nam Quốc dân đảng: Chủ nghĩa Mác- Lênin, lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá sâu rộng đã làm cho phong trào yêu nước ngả từ quỹ đạo tư sản sang quỹ đạo tư sản => Việt Nam Quốc dân Đảng không còn nhận được sự ủng hộ của quần chúng nên thất bại
Đáp án B
Sau vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929), thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khủng bố khiến cho nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng bị phá vỡ. Bị động trước tình thế, những nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng đã quyết định dốc toàn bộ lực lượng thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra đêm ngày 9-2-1930 và nhanh chóng thất bại. Từ đây, vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
Đáp án B
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã đánh dấu bước mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo hoàn toàn chấm dứt khi Đảng Cộng sản Viêt Nam ra đời (1930) xác định tổ chức lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân.
Đáp án D