Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giống nhau:
+ Hai "Hàng Ước" Harmand (1883), Patenôtre (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.
- Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn
Để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất, một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp,... tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. Trong khi đó, các nước như Đức, I-ta-li-a (là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường) lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Nhận xét: Ta thấy các biện pháp khắc phục hậu quả của một số nước tư bản châu Âu là vô cùng hợp lí. Những biện pháp này không những được sự đồng lòng của toàn dân mà còn giúp cho sự phục hồi kinh tế của các nước đó có tiến triển nhanh hơn. Ngược lại, các nước như Đức, I-ta-li-a lại có những biện pháp vô cùng dã man, tàn bạo với người dân. Những biện pháp này không những tốn công, tốn sức mà còn bị dân chúng phản đối rất nhiều.
Anh và Mỹ là 2 nước khác biệt rất khác biệt. Hiện tại cả 2 đều là nước văn minh. Nhưng ta hãy trở về thời xa xưa khi Mỹ là thuộc địa của Anh. Cụ thể là cuộc chiến giữa 13 bang đầu tiên với Anh từ 1775 đến 1781. Với sự giúp đỡ của Pháp, Mỹ đã chiến thắng và thành lập thủ đô Washington năm 1800.
Do 13 bang bị đô hộ, tiếp xúc với nền văn hóa Anh nên người mỹ của 13 bang đó rất lịch sự, theo phong cách tầng lớp quý tộc, còn những dân nhập cư, nghèo khó, lao động thì đổ xô về miền tây kiếm miền đất mới, cuộc sống mới. Như cuộc tìm vàng nổi tiếng ở California, hình ảnh vua hề Charles Chaplin trong phim The Gold Rush diễn ra ở Alaska thể hiện rất rõ hình ảnh cơ cực của người mỹ ngày ấy, còn cuộc tìm vàng ở Klondike đã cướp đi nhiều sinh mạng người mỹ khi phải leo qua dãy núi tuyết cao vượt qua con sông hiểm nghèo...Các hình ảnh cao bồi trên thảo nguyên là đặc trưng của mỹ ở những buổi đầu sơ khai của đất nước non trẻ ấy.
Anh và Mỹ là 2 nước khác biệt rất khác biệt. Hiện tại cả 2 đều là nước văn minh. Nhưng ta hãy trở về thời xa xưa khi Mỹ là thuộc địa của Anh. Cụ thể là cuộc chiến giữa 13 bang đầu tiên với Anh từ 1775 đến 1781. Với sự giúp đỡ của Pháp, Mỹ đã chiến thắng và thành lập thủ đô Washington năm 1800.
Do 13 bang bị đô hộ, tiếp xúc với nền văn hóa Anh nên người mỹ của 13 bang đó rất lịch sự, theo phong cách tầng lớp quý tộc, còn những dân nhập cư, nghèo khó, lao động thì đổ xô về miền tây kiếm miền đất mới, cuộc sống mới. Như cuộc tìm vàng nổi tiếng ở California, hình ảnh vua hề Charles Chaplin trong phim The Gold Rush diễn ra ở Alaska thể hiện rất rõ hình ảnh cơ cực của người mỹ ngày ấy, còn cuộc tìm vàng ở Klondike đã cướp đi nhiều sinh mạng người mỹ khi phải leo qua dãy núi tuyết cao vượt qua con sông hiểm nghèo...Các hình ảnh cao bồi trên thảo nguyên là đặc trưng của mỹ ở những buổi đầu sơ khai của đất nước non trẻ ấy.
Còn về Anh, xứ sở cổ kính, đậm sương mù với các tòa lâu đài rêu phong đứng sừng sững trong các cánh rừng già là nét đặc trưng của đất nước này. Người Anh lịch thiệp, thích uống trà, chơi bài bridge, mở các câu lạc bộ golf, boxing. Cuộc sống có phần nho nhã, lịch thiệp hơn so với Mỹ. Đặc biệt ở Anh đến giờ vẫn tồn tại Nữ Hoàng, Hoàng Tử, Công Chúa, theo chế độ Hoàng Gia của tổ tiên ngày xưa. Nước Anh cũng là đề tài của những phim, tiểu thuyết kinh dị như Dracula của Bram Stoker, Sherlock Holmes của Conan Doyle.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Giới sử học cũng có nhiều tranh cãi rằng việc thả bom nguyên tử có thực sự khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng hay không (bởi nhiều thành phố Nhật trước đó đã bị bom san phẳng mà Nhật vẫn không đầu hàng), hay đó là do quyết định tham chiến chống Nhật của Liên Xô khiến Nhật Bản không còn phương án tác chiến khả thi (do phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng lúc).
tick cho mk vs nhaaaa
Tổng số người Nhật bị thiệt mạng lên đến 300.000 người lúc ban đầu, và thêm nhiều người chết vì di chứng nhiễm phóng xạ trong nhiều năm kế tiếp. Có sự tranh cãi về việc có cần thiết phải thả bom nguyên tử trên đất Nhật hay không. Phía Mỹ vẫn cho rằng việc này đã dẫn đến việc Nhật đầu hàng một cách mau chóng, tránh thương vong cao cho quân Mỹ nếu đánh vào Nhật bằng chiến tranh quy ước (như kinh nghiệm đánh lên hai đảo Iwo Jima và Okinawa đã cho thấy). Ngược lại, những người phản đối hành động này cho rằng hành động ném bom của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc tối thiểu là tránh đánh vào thường dân, bởi ở Hiroshima và Nagasaki hầu hết chỉ là dân thường và chỉ có ít cơ sở quân sự tại đây. Những người này đặt ra câu hỏi: Nếu việc sử dụng bom nguyên tử là cần thiết, tại sao Mỹ lại ném vào thành phố đông dân cư mà không ném vào các căn cứ quân sự lớn của Nhật như quân cảng Yokosuka hay Sasebo? Những người phản đối vụ ném bom tin rằng Mỹ đã hành động theo lối thực dụng: họ muốn các cơ sở quân sự của Nhật còn nguyên vẹn để có thể thu được chiến lợi phẩm là các tài liệu nghiên cứu, vũ khí kiểu mới hoặc các nhà khoa học giỏi của Nhật; việc ném bom thành phố thường cũng đủ gây chấn động mà lại đảm bảo không làm Mỹ mất đi chiến lợi phẩm của mình.
Bắc Mĩ gọi là Châu Mĩ Anggo Sacsong vì do ngày xưa được thành lập bởi 2 bộ tộc Anggo và Xacxong từ Anh Quốc và các nước nói tiếng Anh ở Châu Âu sang.
Còn Nam Mĩ gọi là Châu Mĩ La tinh vì do ngày xưa lục địa này bị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm nên họ đã nói 2 thứ tiếng, và thuộc tiếng La tinh nên gọi nơi đây là Châu Mĩ La Tinh.
Chúc bạn học tốt
Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary) hay Elizabeth Đệ Nhị, sinh vào ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ hoàng của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Về lý thuyết quyền lực của bà là rất lớn, tuy nhiên, trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị.
Elizabeth trở thành Nữ hoàng của Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi cha của bà, vua George VI, qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Thời gian trị vì suốt 65 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và sự phát triển tiếp đó của Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia (Khối Thịnh vượng chung Anh). Sau khi các thuộc địa khác của Anh giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh, bà trở thành vua của một vài quốc gia mới độc lập. Bà cũng là người đã từng trị vì 32 quốc gia riêng biệt, nhưng nay một nửa trong số đó đã trở thành nước cộng hòa.
Elizabeth được sinh hạ tại Luân Đôn và là trưởng nữ của Công tước và nữ Nữ Công tước xứ York, mà sau này là Vua George VIvà Hoàng hậu Elizabeth, và được giáo dục tại gia. Sau khi Vua Edward VIII thoái vị, thân phụ của bà lên ngôi vào năm 1936, khiến bà trở thành thái tử. Bà bắt đầu đảm đương nhiều công tác hoàng gia trong suốt Thế chiến thứ Hai, phục vụ trong Lực lượng Hỗ trợ Nội địa. Năm 1947, bà kết hôn với Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh, cựu hoàng tử Hy Lạp và Đan Mạch. Hai người có bốn con (Charles, Thân vương xứ Wales; Anne, Công chúa Hoàng gia; Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York; và Hoàng tử Edward, Bá tước xứ Wessex), 8 cháu và 5 chắt. Bà hiện là người nắm giữ vương quyền lâu nhất Vương quốc Anh (65 năm, 214 ngày), theo sau là Nữ hoàng Victoria (63 năm, 216 ngày) và xếp trên vua George III (trong 59 năm, 96 ngày).