K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:Một học sinh xấu tínhTrong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ....
Đọc tiếp

Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:

Một học sinh xấu tính

Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Grốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, nhạo báng cả Rô-bét-ti, cậu học sinh lớp hai đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc.

Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, được che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu [...]. Sách, vở, sổ tay của nó đều giây mực bê bết rách nát và bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì toè ra, móng tay thì cắn bằng mồm, quần áo thì bị rách tứ tung trong những lúc đánh nhau...

(Ét- môn-đô-đơ- A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

1
31 tháng 1 2019

- Yếu tố nghị luận: chứng minh.

- Vấn đề nghị luận: những thói xấu của Phran-ti.

- Chứng minh vấn đề: lần lượt nêu ra các ví dụ cụ thể biểu hiện những thói xấu của Phran-ti: từ tâm lý, tính cách, ngôn ngữ, hành động... đến ăn mặc, quần áo, sách vở.

21 tháng 2 2018

Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.

Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ

14 tháng 8 2021

- Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm lịch sự.

- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ấy là không có lí do chính đáng.

- Khi khách đến nhà thì trước hết cần chào hỏi gai chủ rồi mới nói chuyện khác. Ở đây, thái độ và lời nói của cậu Chân, cậu Tay thật hồ đồ và thiếu lịch sự.

Đọc văn bản : Một cậu bé 10 tuổi quyết định học môn võ judo cho dù cánh tay trái của cậu đã mất trong một tai nạn xe hơi. Cậu theo học judo với một võ sư Nhật. Vì tin rằng mình đã học tập rất chuyên cần và tiến bộ nên cậu vô cùng thắc mắc tại sao sau ba tháng tập luyện mà thầy chỉ dạy cho mình mỗi một thế võ duy nhất. Cuối cùng, không kiên nhẫn nổi nữa, cậu bé hỏi thầy: - Thưa thầy, chẳng lẽ...
Đọc tiếp
Đọc văn bản : Một cậu bé 10 tuổi quyết định học môn võ judo cho dù cánh tay trái của cậu đã mất trong một tai nạn xe hơi. Cậu theo học judo với một võ sư Nhật. Vì tin rằng mình đã học tập rất chuyên cần và tiến bộ nên cậu vô cùng thắc mắc tại sao sau ba tháng tập luyện mà thầy chỉ dạy cho mình mỗi một thế võ duy nhất. Cuối cùng, không kiên nhẫn nổi nữa, cậu bé hỏi thầy: - Thưa thầy, chẳng lẽ con không thể học được các thế võ khác sao? Ông trả lời: - Đây là thế võ duy nhất thầy dạy con, cũng chính là thế võ duy nhất mà con cần phải học. Tuy không hiểu hết lời thầy nhưng tin tưởng ở thầy, cậu bé tiếp tục tập luyện. Nhiều tháng sau, lão sư phụ dẫn cậu đến tham dự một cuộc thi judo. Cậu bé rất ngạc nhiên khi thấy mình thắng dễ dàng trong hai trận đầu. Trận thứ ba khó khăn hơn nhưng sau một hồi, đối phương mất kiên nhẫn trong các đòn tấn công, cậu bé đã khéo léo sử dụng thế võ và chiến thắng. Vẫn chưa hết ngạc nhiên vì thành công của mình, cậu tự tin bước vào trận chung kết. Lần này, đối thủ của cậu là một võ sinh cao lớn, to khỏe và dày dặn kinh nghiệm hơn. Vào trận không lâu, cậu bé đã liên tiếp trúng đòn và hoàn toàn bị đối phương áp đảo. Hết hiệp đầu, sợ cậu bé bị thương, trọng tài ra hiệu kết thúc trận đấu sớm nhưng người thầy của cậu không đồng ý: Cứ để cậu bé tiếp tục. - Võ sư yêu cầu. Ngay sau khi trận đấu bắt đầu lại, đối phương phạm phải sai lầm nghiêm trọng: anh ta coi thường đối thủ và mất cảnh giác. Ngay lập tức cậu bé dùng thế võ duy nhất của mình quật ngã đối phương và khóa chặt anh ta trên sàn. Cậu bé đã đoạt chức vô địch. Trên đường về, hai thầy trò ôn lại các thế đánh trong từng trận đấu. Lúc này cậu bé mới thu hết can đảm nói ra cái điều ám ảnh trong đầu mình bấy lâu nay: - Thưa thầy, làm sao con có thể trở thành vô địch chỉ với một thế võ như thế? Con chiến thắng vì hai lý do. Người thầy trả lời. - Lý do thứ nhất con gần như đã làm chủ được một trong những cú đánh hiểm và hiệu quả nhất của môn võ này. Lý do thứ hai, cách duy nhất mà đối thủ của con phá được thế võ đó là họ phải giữ chặt cánh tay trái của con lại - Mà con lại không có tay trái. Đôi khi, một điểm yếu của ai đó lại trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ. Có ưu điểm là một điều tốt nhưng nếu có thể biến khuyết điểm thành lợi thế lại càng là một điều kỳ diệu hơn. Hãy tin vào chính mình, bạn có thể làm tất cả! Câu 1 : Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2: Cậu bé trong câu chuện đã gặp điều ko may nào? Câu 3 : Theo em , vì sao người thầy chỉ dạy cậu bé 1 thế võ duy nhất? Câu 4 : Em có đồng tình với quan điểm :" Có ưu điểm là 1 điều tốt nhưng nếu có thể biến khuyết điểm thành lợi thế lại càng là 1 điều kì diệu hơn. " không ? Vì sao ?
0
*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong...
Đọc tiếp

*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???

8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong cuộc thi đó, mặc dù vậy nhưng tôi vẫn chưa hề nói chuyện hay thậm chí là chưa nhìn thấy cậu ấy dù chỉ một lần... Bỗng một lần đang ôn thi để tham gia vào cuộc thi lớn đó, tôi chợt nghĩ đến cậu ấy, tim đập nhanh và loạn... tôi đã nhận ra rằng, mình đã thích cậu ta!!! Đến năm nay, khi tôi đang lớp 9, tôi mới tình cờ được 1 người bạn kết bạn trên *** (phần mềm có kèm nhắn tin), nhưng điều đáng ngạc nhiên là, cậu bạn trai đó lại học chug lớp với cậu ấy - người bạn 8 tôi biết 8 năm trước! Nhắn tin với cậu bạn đó mấy ngày, tôi quyết định tìm hiểu thông tin về người tôi đang thích thầm, sau 1 thời gian điều tra, tôi biết đc rằng, cậu ấy (người tôi thích thầm) đã thích cô gái khác!!! Tim tôi thót lại, bây giờ, tôi cảm thấy khá buồn và chẳng biết làm gì cả? Nếu có thể, lên cấp 3 chúng tôi sẽ cùng học trường nổi tiếng vs nhau, nhưng đến lúc đó tôi có nên thích cậu ấy nữa không? Tôi có nên theo đuổi cậu ấy không đây????

1
19 tháng 9 2023

ko nên

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy. Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời. a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? B. Em hiểu thế nào về câu vết sẹo này không thể chữa được nữa ra nhưng tới giờ tôi vẫn chưa hối hận về việc mình đã làm.có ý nghĩa gì C. Qua văn bản trên em thấy tình cảm của cậu bé dành cho mẹ có sự thay đổi như thế nào D. Từ văn bản trên em suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ trong cuộc sống

2
28 tháng 11 2021

A)

1. PTBĐ: tự sự, biểu cảm, miêu tả.

2. Điều làm cậu bé sợ là vết sẹo lớn che gần như toàn bộ mặt bên phải của mẹ cậu mặc dù cô có sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên.

3. Vì cậu bé đã nghe được toàn bộ "sự tích" của vết sẹo cũng như cảm nhận được tình mẫu tử của mẹ dành cho mình.

4. - Nếu là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo, em sẽ không ngồi trong góc nữa mà chạy ra thật nhanh, ôm lấy mẹ và nói: "Con tự hào và yêu mẹ nhiều lắm!"

 

28 tháng 11 2021

tách ra đi ạ

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUCó một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại...
Đọc tiếp

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

                    (Theo Quà tặng cuộc sống,)Câu 1 Trong câu chuyện trên ,người mẹ đưa con trở lại khu rưng sâu nhằm mục đích gì?

Câu 2 Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp cuối cùng trong câu chuyện trên sang lời dẫn gián tiếp?

Câu 3 Có thể rút ra bài học gì trong câu chyện này?                                                                                                    



 


 

0
Câu 1: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu đền 12,5 đô – la nên cậu chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:- Tiền bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.Kể từ đó cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu đền 12,5 đô – la nên cậu chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

- Tiền bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau cậu đã trả 12,5 đô – la cho bố. Về sau cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử.

Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

a. Cho biết văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

b. Dựa vào văn bản, em hãy cho biết khi cậu bé đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm và bị bắt đền cậu bé đã làm gì?

c. Tìm câu văn được dẫn trực tiếp trong văn bản trên. Và hãy chuyển sang cách dẫn gián tiếp.

d. Qua văn bản trên, em hãy tìm những thông điệp mà ông bố muốn gửi đến cho con trai mình.

0
Câu 1: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu đền 12,5 đô – la nên cậu chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:- Tiền bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.Kể từ đó cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu đền 12,5 đô – la nên cậu chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

- Tiền bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau cậu đã trả 12,5 đô – la cho bố. Về sau cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử.

Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

a. Cho biết văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

b. Dựa vào văn bản, em hãy cho biết khi cậu bé đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm và bị bắt đền cậu bé đã làm gì?

c. Tìm câu văn được dẫn trực tiếp trong văn bản trên. Và hãy chuyển sang cách dẫn gián tiếp.

d. Qua văn bản trên, em hãy tìm những thông điệp mà ông bố muốn gửi đến cho con trai mình.

0