Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhớ Rừng
Tác giả Thế Lữ(1907-1989)tên khai sinh Nguyễn Thứ Lễ.Quê ở Bắc Ninh bút danh Thế Lữ
Là người có công góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới trước cách mạng ông viết báo sáng tác thơ văn ,biểu diễn kịch sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong nền kịch nói hiện đại Việt Nam.
Hoàn cảnh ra đời :sáng tác vào năm 1934sau được in trong tập mấy vần thơ 1935
Thể loại thơ mới 8 chữ trên câu
Nội dung:mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thời đó .
Nghệ thuật bút pháp lãng mạng rất truyền cảm ,sự đổi mới câu thơ vần nhịp điệu phép tương phản đối lập nghệ thuật tạo hình đặc sắc sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa các động từ mạnh...
Quê hương
Tác giả: Tế Hanh(1921-2009) tên khai sainh là Trần Tế Hanh sinh ra ở Quãng Ngãi
Ông là nhà thơ mới ở chặng cuối vỡi những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh
->nhà thơ của quê hương
Các tác phẩm chính:Hoa Niên (1945),Gửi miền Bắc(1955),Tiếng sóng (1960)....
bài thơ quê hương là sáng tác mở đầu cho đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.Bài thơ rút trong tập thơ nghẹn ngào(1939)sau được in lại trong tập Hoa Niên.
Thể loại:thơ mới 8 chữ trên câu.
Nội dung tình yêu quê hương trong sáng tha thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về 1 làng quê miền biển trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Nghệ thuật lời thơ bình dị hình ahr thơ mộc mạc mà tinh tế giàu ý nghĩa biểu trưng.Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh,nhân hóa và các đông từ mạnh
Khi con tu hú
Tác giả Tố Hữu(1920-2002)tên khai sinh :Nguyễn Kim Thành .Quê ở Thừa Thiên Huế
Ông là nhà thơ cách mạng hoạt động cách mạng nhà chính trị đảm nhận nhiều chức vị quan trọng trong đảng và chính quyền được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm chính:Từ ấy,Việt Bắc,Máu và hoa..
Thể thơ lúc bát
Nội dung:tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù
Nghệ thuật giọng thơ tha thiết sôi nổi tự tin phong phú sử dụng các từ ngữ sinh động tạo màu sắc âm thanh và hình ảnh
Ông Đồ
Tác giả Vũ Đình Liên(1913-1996).Quê ở Hải Dương là nhà thơ thuộc phong trài thơ mới .Thơ ông mang nặng lòng người và niềm hoài cổ
Bài thơ Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu cho long thương người và niềm hoài cổ
Thể thơ 5 chữ
Nội dung tác phẩm khắc họa thành công hình ảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng,đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước 1 người dần đi vào quá khứ,khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
Nghệ thuật bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn goomf nhiều khổ
Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng chặt chẽ
Ngôn từ trong sáng bình dị , truyền cảm
tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
Lão hạc
Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút…
Bút pháp khắc họa nhân vật
Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm
Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “ tôi” đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo). Thử thay nhân vật kể chuyện này đi, dẫn chuyện từ một góc độ khác, chúng ta sẽ thấy hiệu quả nghệ thuật giảm hẳn.
Nhờ cách kể này, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật. Vì thế, ở đây không hề gợn lên một chút nghi ngờ về sự tưởng tượng, sắp xếp mà người đọc thấy đúng là câu chubyện thực của đời đã diễn ra.
Khi tác giả nhập vai thành nhân vật “tôi” để kể ở ngôi thứ nhất, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt. Cốt truyện có thể được linh hoạt dịch chuyển không gian, thời gian, có thể kết hợp tự nhiên giữa kể với tả, với hồi tưởng bộc lộ trữ tình.
Chọn cách kể này, tác phẩm có nhiều giọng điệu. Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc. Vì thế, truyện ngắn Lão Hạc cũng như nhiều tác phẩm khác của Nam Cao- kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.
Em hiểu thế nào về ý nghĩa của nhân vật “tôi” qua đoạn văn sau:
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…tòan những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương.
Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.
Với triết lí trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải biết quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Vấn đề “đôi mắt” này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở họ.
Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc
em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân
trong xã hội cũ?
Qua các tác phẩm này người đọc hiểu được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Từ các tác phẩm này, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân…của người nông dân.
Gợi ý
Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
Stt | Tên văn bản | Tác giả | Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
1 | Trong lòng mẹ
(Trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” (1938) |
Nguyên Hồng
(1918-1982) |
Hồi kí (trích) | Nỗi cay đắng tủi cực và lòng yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu với người mẹ bất hạnh | Tự sự kết hợp với trữ tình; kể chuyên kết hợp với miêu tả và biểu cảm đánh giá.
– Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt, sử dụng những hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo |
2 | Tức nước vỡ bờ
(Trích chương 18 tiểu thuyết “Tắt đèn” (1934) |
Ngô Tất Tố (1893- 1954) | Tiểu thuyết (Trích) | – Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, tố cáo chính sách thuế khóa vô nhân đạo
– Ca ngợi những phẩm chất cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng mạnh mẽ của chị Dậu cũng là của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng |
-Ngoài bút hiện thực khỏe khoắn, giàu tinh thần lạc quan
– Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lí – Xây dựng miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác |
3 | Lão Hạc
(Trích truyện ngắn “ Lão Hạc”) |
Nam Cao
(1915- 1951) |
Truyện ngắn (trích) |
– Số phận đau thương, phẩm chất cao quí của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám – Thái độ trân trọng của tác giả với họ |
– Tài năng khắc họa nhân vật rất cụ thể sống động dặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí của một số nhân vật.
– Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt. Ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả người rất chân thực, đậm chất nông thôn, nông dân triết lí nhưng rất giản dị tự nhiên |
2. Văn bản nhật dụng
TT |
Tên văn bản |
Đề tài | PTBĐ | Nội dung
|
Nghệ thuật |
1 2 3 | Thông tin về ngày trái đất năm 2000(Theo tài liệu của sở KHCN Hà Nội) | Bảo vệ môi trường | Thuyết minh | Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất | – Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác haị của việc dùng bao bì ni lôngvề lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông- Ngôn ngữ diễn đạt sáng tỏ, chính xác, thuyết phục. |
Ôn dich thuốc lá(Bùi Khắc Viện) | Quyết tâm phòng chống thuốc lá | Lập luận và thuyết minh | Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn chặn tệ nạn hút thuốc lá | – Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội | |
Bài toán dân số(Thái An) | Hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số | Thuyết minh kết hợp tự sự và lập luận | Nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại | – Sự kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích- Lập luận chặt chẽ- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục |
3.Thơ:
Stt | Tác phẩm | Tác giả | Nội dung | Nghệ thuật |
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sựthống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơlàm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, BácHồ, người lính, người mẹ.Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ “Từ ấy”.Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng háihoạt động, bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khổ thơ đầu của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp một bức tranh mùa hè trong tâm tưởngngười chiến sĩ cách mạng khi bị trói buộc trong nhà tù đế quốc; bốn dòng cuối là tâmtrạng bất bình trong cảnh ngục tù.
- Năm sáng tác
- Ngôi kể
( Năm sáng tác + hoàn cảnh ra đời bạn gộp chung thành xuất xứ cũng được )!