K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2017

Bn tham khảo nhé ! Chúc học tốt !


Cơ hoành co dãn làm thay đối lồng ngực. Khi cơ hoành co, thể tích lồng ngực lớn, áp suất giám, không khí tràn vào phổi (hít vào). Khi cơ hoành dãn, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài (thở ra).


13 tháng 12 2020

Bạn Anime Joker trả lời còn thiếu chú thích và vẽ cấu tạo ngoài của châu chấu, tôm sông

undefined

undefined

23 tháng 3 2022

người ta chx thi giữa kì xong sao thi cuổi kì rồi ???

23 tháng 3 2022

refer

 

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước trở thành cánh: để bay.

- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh, khi ngủ.

12 tháng 9 2019

Đáp án

Chú thích

1- Râu       

2- Mắt kép      

3- Cơ quan miệng

4- Chân       

5- Cánh     

6- Lỗ thở

22 tháng 7 2018

Đáp án

Chú thích

1 – Kìm.

2 – Chân xúc giác

3 – Chân bò

4 – Khe hở

5 – Lỗ sinh dục

6 – Núm tuyến tơ.

21 tháng 11 2021

Ốc vặn, ốc sên, ốc bươu vàng, ốc hột, ốc gạo, hến, ốc nhồi. - Đồng ruộng: Ốc vặn, ốc bươu vàng, ốc hột, ốc gạo, hến, ốc nhồi.

21 tháng 11 2021

toàn ốc ư bạn

Mọi người giúp mình với ạ, cảm ơn mọi người nhiều!Câu 21 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọnB. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiềnC. (1): cong sắc; (2):...
Đọc tiếp

Mọi người giúp mình với ạ, cảm ơn mọi người nhiều!

Câu 21 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

Câu 22: Bộ thú nào sinh sản bằng cách đẻ trứng?

        A. Bộ dơi

B. Bộ móng guốc

        C. Bộ thú huyệt

D. Bộ cá voi

Câu 23 : Động vật ăn thực vật khác với động vật ăn thịt ở đặc điểm nào dưới đây?

A.Ruột già tiêu giảm.

B.Manh tràng phát triển.

C. Dạ dày phát triển.

D. Có đủ các loại răng.

Câu 24: Vì sao thỏ tuy không dai sức bằng các loài thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi

A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau

B. Vì màu lông của thỏ thường lẫn với màu môi trường khiến kẻ thù không nhận ra

C. Vì thỏ thường chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà khi đuổi

D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc

Câu 25: Ếch sinh sản:

A. Thụ tinh trong và đẻ con

B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

C. Thụ tinh trong và đẻ trứng

D. Thụ tinh trong

Câu 26 : Nhau thai có vai trò

A. Là cơ quan giao phối của thỏ

B. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi

C. Là nơi chứa phôi thai

D. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh

Câu 27 : Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?

A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.

B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.

C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D.  (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Câu 28: Loài thú nào dưới đây không thuộc bộ Gặm nhấm ?

A. Thỏ rừng châu Âu.   

B. Nhím đuôi dài.

C. Sóc bụng đỏ. 

D. Chuột đồng nhỏ.

Câu 29: chọm từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

Cá voi xanh có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da ….(2)…và …(3)…gần như tiên biến hoàn toàn.

A. (1): hình cầu, (2): rất mỏng, (3) chi sau

B. (1) hình cầu, (2): rất dày, (3) chi trước

C. (1): hình thoi, (2) rất mỏng, (3) chi trước

D. (1): hình thoi, (2) rất dày, (3) lông.

Câu 30: Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

A. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,…).

B. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,…).

C. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ, làm sức kéo….

D. Là đối tượng nghiên cứu khoa học.

Số ý đúng là

A. 1.               B. 2.               C. 3               D. 4.

Câu 31. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lanh?

A. Thường hoạt động vào ban đêm.

B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

C. Móng rộng, đệm thịt dày.

D. Chân cao, dài.

Câu 32. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các hoạt động của con người.

B. Do các loại thiên tai xảy ra.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 33. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.

B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.

C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.

Câu 34. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.

B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù.

D. Tránh mất nước cho cơ thể.

Câu 35: Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:

A. Sử dụng các thiên địch

B.Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

C. Gây vô sinh ở động vật gây hại

D.Đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại

2
11 tháng 8 2021

21 B

22 C

23 B

24 C

25 B

26 B

27 C

28 A

29 D

30 D

31 B

32 A

33 C

34 A

35 A

11 tháng 8 2021

21.B                               22.C                           23.B                             24.C

25.B                               26.B                            27.C                            28.A

29.D                               30.D                            31.B                           32.A                                33.C                            34.A                         35.A

4 tháng 6 2016

-Hệ tuần hoàn

 Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất). 
Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

4 tháng 6 2016

- Hệ hô hấp

thể cũng tiến hóa theo hướng tích cực, trong đó cơ quan hô hấp đã có sự đa dạng và biến đổi chuyên hóa (đã tách ra khỏi cơ quan tiêu hóa và hoạt động độc lập) để thích nghi từng bước với nhiều môi trường sống khác nhau: từ dưới nước lên cạn và lên không.

Cá: [​IMG]
 

Lưỡng cư: [​IMG] 

Bò sát: [​IMG]

Chim:[​IMG]

Thú: [​IMG]

a. Nhóm động vật không hàm:

- Đặc điểm:

+ Hô hấp bằng mang, mang có nguồn gốc nội bì.
+Tuy nhiên tổng lớp không hàm lại tiến hóa không thành công và cũng nhanh chóng tiến nhanh vào ngõ cụt trong hệ thống tiến hóa chung của sinh giới.
+ Tuy có đời sống tích cực hơn Sống Đầu và Sống Đuôi nhưng chúng lại thích nghi với đời sống kí sinh thụ động, vận động ít. Do vậy mà ống hô hấp vẫn chưa tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa. Đặc điểm này phản ánh hướng tiến hóa kém trong bậc thang tiến hóa.
VD: cá bám đá
[​IMG]

b. Nhóm động vật có hàm:

- Đặc điểm:

+ Hệ hô hấp có nguồn gốc ngoại bì. 
+ Hô hấp phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng ( cơ quan hô hấp đã tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa gồm 2 hình thức chính là hô hấp qua mang và phổi). Từ đây hình thành nên hàng loạt các lớp động vật phát triển tiến bộ như: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú). 
-VD:
+ Hô hấp bằng phổi
+ Hô hấp bằng mang (ở tiết 1+2 đã nêu)

* Xét từng lớp:

LỚP CÁ: 


[FONT=&quot]- Cơ quan hô hấp là mang, tùy vào từng nhóm đại diện mà có nắp mang hay không có nắp mang, thích nghi với trao đổi khí hòa tan trong nước. 

- Mặc dù số lượng loài lớn, chiếm lĩnh thế giới dưới nước, hệ hô hấp đã phân hóa hoàn toàn về chức phận và cấu trúc nhưng hiệu suất hô hấp vẫn con thấp.

- Vì: hô hấp bằng cách trao đổi khí trong môi trường nước
(hàm lượng khí hòa tan ít) làm khả năng trao đổi khí trong cơ thể bị hạn chế.


[/FONT][FONT=&quot][FONT=&quot]- Trước yêu cầu của sự phát triển liên tục trong sinh giới đòi hỏi Lớp Cá phải biến đổi hệ hô hấp của mình để tăng diện tích trao đổi khí từ đó hô hấp với hiệu suất cao hơn, giúp con vật có thể vận động tích cực hơn. Trước khi hình thành nên lớp động vật có cơ quan hô hấp tiến bộ hơn thì lớp Cá đã trải qua quá trình hình thành nên các hình thức hô hấp trung gian: bóng hơi, da, cơ quan trên mang, phổi.
Neoceratodus (châu Úc)
Prototerus (châu Phi )
Lepidosiren (Nam Mỹ)
Cá Latimeria chalumnae (theo Raven)
Phát hiện năm 1938, vùng Tây Ấn Độ Dương, ở độ sâu 100 - 400m
Cá phổi (Prototerus) [​IMG]

LỚP LƯỠNG CƯ:

[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot][FONT=&quot]- Lớp Lưỡng Cư tiến hóa hơn lớp Cá ở chỗ chúng đã hình thành phổi trong quá trình sống. Và mang chỉ còn xuất hiện trong giai đoạn ấu trùng.

- Sự tiến hóa của lớp Cá lên Lưỡng Cư đánh dấu một bước ngoặc quan trọng chứng tỏ sự mở rộng môi trường sống ngày càng hiệu quả của các loài động vật. 

[/FONT] 
[/FONT]Tuy nhiên Lưỡng Cư vẫn còn mang nhiều đặc điểm chưa tiến bộ: cấu tạo của phổi vẫn còn đơn giản, phế nang ít phát triển, diện tích phổi còn nhỏ (chỉ chiếm 2/3 diện tích da). Do vậy Lưỡng Cư phải hô hấp qua da để có thể cung cấp đủ oxi cho nhu cầu của cơ thể.
LỚP BÒ SÁT:

- Từ Lưỡng Cư muốn phát triển lên một lớp động vật tiến bộ hơn thì cấu tạo của hệ hô hấp nói riêng phải thay đổi rõ rệt. Chiều hướng tiến hóa phải đi theo nguyên tắc ngày càng hoàn thiện về cấu tạo và đạt hiệu quả cao về chức năng. 

- Lớp Bò Sát tiến hóa hơn Lưỡng Cư ở chỗ chúng đã hoàn toàn hô hấp bằng phổi, da khô và không còn hô hấp qua da, cấu tạo của phổi cũng hoàn chỉnh hơn với nhiều vách ngăn chia thành các phế nang, hô hấp bằng nhiều kiểu khác nhau, chúng chỉ còn giữ dấu vết của mang trong giai đoạn của phôi... 

\Rightarrow Bò Sát đã hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn, không còn phụ thuộc vào môi trường nước. 



LỚP CHIM:

- Lớp Chim xuất phát từ Bò Sát, đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bay lượn trên không. Chính vì có lối sống như vậy dẫn đến cấu tạo cơ quan hô hấp của Chim cũng có những đặc điểm đặc biệt: có hệ thống túi khí giúp tăng cường độ hô hấp, hô hấp kép trao đổi khí triệt để và hiệu quả...

- Đến lớp Chim có thể nói hệ hô hấp đã có cấu tạo hoàn chỉnh. Cơ quan hô hấp phát triển theo hướng giảm nhẹ trong lượng cơ thể và tăng cường độ trao đổi khí.

\Rightarrow Thân nhiệt luôn ổn định (hằng nhiệt).

- Lớp Chim đã khắc phục được những mặt hạn chế trong cấu tạo và chức năng hệ hô hấp để có thể thành công chiếm lĩnh bầu trời, phân tán rộng rãi giống loài của chúng trên khắp hành tinh đến tận vùng địa cưc lạnh giá hay vùng hoang mạc nóng bỏng. 


LỚP THÚ:

- Lớp Thú là lớp có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống.



- Hệ hô hấp có cấu trúc tương tự như Bò Sát nhưng phức tạp hơn: phổi có nhiều phế nang phân nhánh, động tác hô hấp cũng đa dạng với sự tham gia của cơ gian sườn, cơ hoành.



- Xu thế tiến hóa theo hướng làm tăng diện tích phân bố mao mạch và dung tích

11 tháng 10 2021

Gọi trùng biến hình vì nó có khả năng biến đổi hình dạng của chúng, thích nghi với lối sống của chúng

11 tháng 10 2021

- Vì hình dạng của nó giống hình dạng của đế giày nên đc gọi là trùng giày. - Vì chúng có thể biến dạng đc thành những hình dạng ko giống nhau, bất thường nên gọi là trùng biến hình.