K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2020

1. Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say:

a. Đoạn 1:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

- Điệp cấu trúc “Tôi muốn…cho…” -> nhấn mạnh khao khát (“tắt nắng”- giữ màu cho cuộc sống, “buộc gió”- giữ hương cho đời) -> khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.

- Điệp từ “đừng” -> cầu xin khẩn thiết, cầu xin tạo hóa dừng lại những khả năng vô biên để cuộc sống mãi mãi tươi đẹp như hiện tại.

b. Đoạn 2:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đòng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế:

- Biện pháp điệp cấu trúc “Của…này đây…”, “này đây…của…” (kết hợp đảo vị trí) và biện pháp liệt kê -> phơi bày những vẻ đẹp không kể xiết của cõi trần gian

- Căng mở các giác quan, cảm nhận được vẻ đẹp toàn vị, cả hương vị và thanh sắc của cuộc đời: có vị ngọt; hương thơm, màu sắc; dáng hình uyển chuyển; âm thanh tình tứ; ánh sáng rực rỡ, giàu sức sống,…

-> Mỗi ngày như một bữa tiệc thịnh soạn được bày ra, mời gọi, mang niềm vui đến cho mọi nhà.

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: Cuộc sống xung quanh chúng ta đẹp vô cùng. Xuân Diệu tìm vẻ đẹp của cuộc đời không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần gian, ngay bên cạnh mình.

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân tình yêu:

- Khu vườn xuân đã biến thành khu vườn yêu, khu vườn hạnh phúc. Trong khu vườn ấy có:

+ Cặp đôi “ong” – “bướm” trong “tuần tháng mật” yêu đương hạnh phúc.

+ “Hoa” trong “đồng nội”

+ “Lá” trên “cành tơ”

+ “Yến anh”

+ Gương mặt của người đẹp.

=> Từ thi nhân trước khu vườn mùa xuân trần thế đã biến thành người tình nhân say đắm trong khu vườn mùa xuân tình yêu.

- Khái quát lại “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

+ Hình ảnh so sánh lạ (phép tương giao, cảm quan tương ứng học theo thơ phương Tây: cho rằng vạn vật trên thế giới đều liên quan đến nhau). Nếu “tháng giêng” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của mùa xuân thì “cặp môi gần” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của tuổi trẻ.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “tháng giêng” là khái niệm vô hình, trừu tượng -> “ngon như cặp môi gần” : hữu hình cụ thể, có thể cảm nhận bằng vị giác => cảm nhận, hưởng thụ vẻ đẹp của mùa xuân một cách rõ nét, trọn vẹn hơn.

+ Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Con người mới là chuẩn điểm của cái đẹp.

* Cảm xúc và suy tư của Xuân Diệu:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

- Dấu chấm giữa dòng -> ngắt đôi câu thơ, diễn tả hai cảm xúc: “sung sướng” (vì được tận hưởng vẻ đẹp không kể hết, không tả xiết của cuộc đời), “vội vàng” (vì nhận thức được sự chảy trôi của thời gian)

- Câu thơ như bản lề khép mở, khép lại đoạn trên và mở ra đoạn dưới, mở ra sự suy tư, tâm thế vội vàng ở đoạn sau.

2. Quan niệm mới về thời gian:

- Cũ: quan niệm thời gian tuần hoàn, thời gian trôi đi rồi lại quay trở lại.

- Mới: Quan niệm thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

* 2 câu đầu:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

- Nhịp ngắt: 3/2/3 -> diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian.

- Biện pháp điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa “nghĩa là” -> muốn nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian.

- Cặp từ đối lập: “đương tới” >< “đương qua”; “còn non” >< “sẽ già” -> diễn tả sự vận hành tuần tự của thời gian => nhấn mạnh dòng thời gian tuyến tính một đi không trở lại.

* 7 câu tiếp:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trơi đất những chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

- Kiểu câu định nghĩa -> nhấn mạnh quy luật: “Xuân hết” – “tôi cũng mất” -> sư tuyến tính của thời gian tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân.

- Dựng lên những cặp đối lập:“lượng trời chật” >< “lòng tôi rộng”, “xuân tuần hoàn” >< “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” >< “chẳng còn tôi mãi” -> sự vô hạn của trời đất >< sự hữu hạn của cuộc đời.

- Có sự hữu hạn trong sự vô hạn ấy là do “lượng trời chật”.

+ Lấy đi tuổi trẻ, tuổi xuân của mỗi người.

+ Lấy đi cuộc đời của mỗi người.

-> Cảm xúc “bâng khuâng”, “tiếc”: vì yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

* 7 câu cuối:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”

- Biện pháp chuyển đổi cảm giác -> khái niệm tháng năm vốn vô hình, trừu tượng trở thành hữu hình: có mùi vị đau xót của chia ly, có hình dáng của một vết thương tâm hồn rớm máu.

- Lí do: Khắp sông núi - than thầm tiễn biệt, thì thào trong lá biếc, đang rộn ràng -> đứt tiếng reo thi…

- Cảm xúc: “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa” -> nuối tiếc.

3. Giải pháp tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi.”

- Thay đổi đại từ “tôi” -> “ta”.

- Dùng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến. -> muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan.

- Các bổ ngữ -> bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, tràn trề vô cùng.

- Liên từ “và”, “cho” … được lặp lại -> nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời.

- Một loạt tính từ và cũng là từ láy: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” -> diễn tả sự thỏa mãn tận cùng.

- Khép lại bằng mong muốn:

+ Lời gọi: “hỡi xuân hồng” -> mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình, thân thiết.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “xuân” -> “xuân hồng” -> “muốn cắn” -> mong muốn được hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất.

18 tháng 2 2021

Có đồng ý, ly cafe đắng tức là những khó khăn của cuộc sống, nhưng khi ta được yêu thương, quan tâm, hạnh phúc, như ly cafe được thêm đường, nó sẽ ngọt ngào và dễ uống hơn

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hy vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.

Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Làm trai phải lạ ở trên đờiHá để càn khôn tự chuyển dời.

Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:

Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai?

Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.

Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm chai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:

Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoàiMuốn vượt biển đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.