K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

14 tháng 4 2018

Mỗi ai trong chúng ta đi học đều cần phải có một người bạn thân, người bạn ấy sẵn sàng lắng nghe những điều chúng ta muốn nói, sẵn sàng giúp đỡ khi ta cần. Ở lớp em chơi thân với lớp trưởng nhân, cô ấy không những xinh đẹp mà còn tốt bụng nữa.

Người bạn thân của em tên là Hà. Ở lớp cô ấy luôn hoàn thành tốt tất cả những công việc mà cô giáo giao cho. Không những thế việc trường việc đoàn đội, cô ấy cũng hoàn thành xuất sắc. Hà không chỉ học giỏi mà còn có tài hát văn nghệ, những dịp phong trào như 20/11 hay 26/3 Hà đều lấy về cho lớp giải nhất văn nghệ. Thế nhưng rất nhiều lần em khuyên Hà đi tham gia các chương trình thi hát của thành phố thì Hà lại khiêm tốn nói mình không đủ tài. Trong lớp Hà luôn tỏ ra là một lớp trưởng gương mẫu, ngồi trong giờ không bao giờ Hà nói chuyện.

Trong lớp hễ một ai nói chuyện, Hà sẽ nhắc nhẹ một lần nếu vẫn còn tiếp tục Hà kiên quyết ghi lại và báo cho cô giáo chủ nhiệm. Trong lớp có những bạn học kém Hà sẵn sàng giúp đỡ giảng giải cho các bạn ấy để các bạn học tốt hơn. Trong một kì thi đua lớp tiên tiến, cô giáo đã rất hài lòng khi bạn nào trong lớp cũng đạt được những điểm mười chói lọi trong bảng hoa điểm tốt. Cô giáo không bảo nhưng Hà vẫn lập một nhóm học để cùng nhau tiến bộ. Ngoài những buổi học trên lớp Hà sẽ đến học nhóm cùng những bạn học kém tại nhà để giảng cho các bạn hiểu, giúp các bạn ấy học hành tốt hơn. Ở Hà em thấy được những đức tính vô cùng tốt. Cô ấy không những giỏi giang, mạnh mẽ mà còn biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt Hà luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu bảo vệ lẽ phải và sự công bằng.

Đối với em, Hà luôn người bạn hiền, Hà luôn lắng nghe những tâm sự của em và an ủi em rất nhiều khi em buồn. Trong học tập, Hà cũng giúp đỡ em tìm ra phương pháp học tập tích cực để kích thích hứng thú học tập.

12 tháng 2 2018

Bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long.

k nha

12 tháng 2 2018

Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long bn nhé!

3 tháng 11 2018

nhưng các bạn phải thật lòng nha

3 tháng 11 2018

ko đăng câu hỏi linh tinh

14 tháng 4 2018

bạn tham khảo bài văn trên mạng này nhé!

Xung quanh nhà tôi ở có rất nhiều con đường tuyến phố. Nhưng con đường mà tôi yêu thích, thường đi là con đường Nguyễn Trường Tộ. Con đường nằm ngay cạnh sát nhà của tôi.

Buổi sáng, ngồi trong nhà, tôi đã nghe thấy tiếng xe cộ rộn rịp và từng nhóm học sinh gọi nhau í ới khiến con đường trở nên đông vui, náo nhiệt. Tôi bước ra ngoài hiên nhìn xuống, mặt đường không rộng lắm, đôi chỗ lại còn có những cái ổ gà lồi lõm. Tôi nghĩ rằng bao nhiêu cái ổ gà đó là bây nhiêu nỗi đau thương mà đường đã gánh chịu suốt mấy năm ròng. Đường khoác một chiếc áo màu xám trắng. Thỉnh thoảng những ô vuông màu vàng được các bác thợ sửa đường đắp lên trông giống như những miếng vá, nổi bật lên trên “chiếc áo” màu xám ấy…

Ánh nắng xuyên qua các kẽ lá, chiếu xuống mặt đường thành những đốm sáng lung linh. Hai hàng long não xanh um vẫy những chùm lá tươi non như những bàn tay trẻ con bé xíu chào đón khách qua đường. Trên cành cây, các chú chim bắt đầu dạo lên khúc nhạc buổi sáng tuyệt vời. Tôi vui vui cắp sách đến trường, lòng nhẹ nhàng thanh thản. Lòng đường đầy ắp tiếng cười nói của các bạn học sinh. Những chiếc khăn quàng đỏ thắm bay bay trong gió tô điểm cho chiếc áo của đường thêm rực rỡ. Thỉnh thoảng một chiếc ô tô chạy vụt qua trước mặt mọi người, để lại phía sau đám bụi mịt mù sau ngả đường ngoặt. Những cây long não hai bên đường xòe rộng tán lá như muốn ôm tôi vào lòng, chia sẻ nỗi niềm cùng tôi. Các chú bướm sặc sỡ rập rờn bay lượn trong thảm cỏ xanh mượt bên đường. Làn gió nhẹ nhàng mơn man trên da thịt cùng với mùi hương dịu ngọt của hoa lá như chúc tôi bước vào một ngày học mới đầy hứa hẹn.

Con đường Nguyễn Trường Tộ đối với tôi như một người bạn thân, cùng chia ngọt, sẻ bùi, ngày mưa cũng như ngày nắng. Nó gắn liền với ngày thơ ấu của tôi với những kỉ niệm tươi đẹp và trong sáng của tuổi học trò. Và cũng từ con đường này, tôi sẽ đến cuộc đời rộng lớn ở phía trước đang chờ đợi. 

học tốt nha!

14 tháng 4 2018

bài tham khảo 1 bài văn của trên mạng này nhé!

Đang say sưa trong giấc ngủ, em bị đánh thức bởi tiếng chim líu lo ngoài ban công. Chà! Một ngày mới lại bắt đầu.

Em bước ngay ra khỏi giường, chạy tới mở cửa ban công cho không khí buổi sớm mai ùa vào phòng. Chao ôi! Thật là sảng khoái! Trời đã bắt đầu hửng sáng. Khung cảnh thật êm đềm biết bao. Những giò phong lan sau một đêm tắm sương như tươi tắn hơn, căng tràn nhựa sống. Trong vườn, những cành cây khẽ đu đưa nhẹ nhàng, như lời chào buổi sớm. Mấy chú chim chuyền cành, hót véo von khúc ca bình minh. Những giai điệu rộn rang, réo rắt ấy như truyền cho con người nguồn cảm hứng khởi dồi dào của ngày mới. Dưới sân, chú chó nhỏ chạy quanh, nô đùa một mình.

Đường phố lức này còn khá vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe chạy qua. Những chiếc đèn cao áp đã tắt, ánh sáng xanh dịu nhẹ bao trùm khôn gian, gợi một cảm giác mát lành. Không khí thanh vắng. Thỉnh thoảng, vang động tiếng rao của những người bán hàng rong. Tiếng rao của họ vang động khắp không gian. Những tiếng rao này là đặc trưng riêng chỉ có ở buổi sớm nơi thành thị. Trên vỉa hè, các ông, các bà, các cô chú mặc quần áo thể thao đang đi bộ tập thể dục trông thật khỏe khoắn.

Mặt trời lấp ló sau những bụi cây phía đông. Những tia nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, khẽ đánh thức vạn vận khỏi giấc ngủ say. Cây lá rì rào thức dậy chào bình minh. Những giọt sương long lanh phản chiếu ánh mặt trời, như hạt ngọc sánh lấp lánh. Những chú chim nhỏ hót líu lo trong những tán cây hai bên đường. Các nhà đã tắt đèn, vội vã chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Những hàng ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp đón khách. Ánh nắng vàng, êm dịu trải dài, bao phủ khắp nơi. Đường phố sáng bừng, báo hiệu một ngày mới tốt đẹp. Từ các nhà, các ngõ, xe cộ đổ ra đường, tấp nập. Ai cũng vội vã, hối hả. Tiếng còi xe inh ỏi, màu áo trắng đồng phục học sinh chen lẫn màu khăn quàng đỏ, làm cho đường phố buổi mai càng thêm rực rỡ sắc màu.

Buổi sáng ở thành phố thật đẹp. Đó là một trong những thời khắc yên bình hiếm hoi của một ngày nơi đây. Nó như một sự lắng lại để chuẩn bị cho một ngày mới nhộn nhịp, sôi động. Em yêu thành phố, đặc biệt là vào buổi sơm mai trong lành.  

hok tốt!

13 tháng 3 2018

Văn Miếu Quốc tử Giám được xây dựng ở đâu ?

TL: Ở Hà Nội.

Hiện nay còn bao nhiêu tấm bia khắc tên các vị tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử Giám?

Các bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long được dựng trong thời gian gần 300 năm gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41), khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).[3]

Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình các năm trước đó của nhà Hậu Lê, 7 bia đầu tiên, trong số 82 bia, được dựng năm này. Trong số 7 bia tiến sĩ đầu tiên, thì 2 bia đầu được lập cho hai khoa thi Đình, được lấy làm đại diện, của các triều vua trước, là khoa thi năm 1442 và khoa thi năm 1448, được Lê Thánh Tông cử hai vị Đông Các đại học sĩ (sau này cũng là 2 phó soái Tao đàn Nhị thập bát Tú) là: Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn các bài văn bia, và được dựng riêng trong hai bi đình Tả vu, Hữu vu.

Số lượng bia tiến sĩ được dựng vào thời đại nhà Lê sơ gồm 12 bia tiến sĩ đầu tiên, cho các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1514 (bia tiến sĩ khoa thi năm 1514 được dựng năm 1521). Những người soạn nội dung văn bia đều là các danh nho bậc nhất đương thời của Đại Việt, như các tiến sĩ: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lễ, Lê Ngạn Tuấn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trùng Xác, Lưu Hưng Hiếu, Lê Trung, Vũ Duệ,... Nhà Mạc do điều kiện đang tiến hành nội chiến với nhà Lê trung hưng, nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mặc dù tổ chức được khá nhiều kỳ thi tiến sĩ Nho học, đó là bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1529 (niên hiệu Minh Đức thứ 3), khoa thi đầu tiên của triều Mạc Thái Tổ, và bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 thuộc triều đại Lê sơ, được dựng năm 1536). Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, với 22 khoa thi Đình được tổ chức, nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi tiến sĩ nhà Mạc được dựng bia tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Sang triều đại Lê trung hưng, các kỳ thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời triều vua Lê Trung Tông khi đang còn đóng đô ở Thanh Hóa và chưa chiếm lại được Thăng Long, với khoa thi Điện (thi Đình) đầu tiên là khoa thi Chế khoa năm 1554. Sau khi chiếm lại được Thăng Long năm 1592, các kỳ thi Đình được tổ chức đều đặn hơn. Nhưng cũng phải đến năm 1653 (niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất), thì nhà Lê trung hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu Thăng Long, với 25 bia tiến sĩ từ khoa thi năm 1554 đến khoa thi năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 (niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13), mới lại có đợt dựng bia lớn thứ 2 trong triều đại nhà Lê trung hưng, với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến khoa thi năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn, sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi (trung bình cứ 1 đến 4 năm sau mỗi khoa lại tiến hành dựng bia tiến sĩ cho khoa thi ngay trước đó, một số khoa dựng bia ngay trong năm thi Đình) cho tới bia tiến sĩ cuối cùng cho khoa thi năm 1779, nhà Lê trung hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82).

Năm 1805, vua Gia Long cho xây thêm Khuê Văn Các. Khuê Văn Các gồm có 2 tầng, 8 mái, tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên đi vào bằng hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các là nơi tổ chức bình các bài thơ hay của các sĩ tử.

Sang triều đại nhà Tây Sơn (không tổ chức thi tiến sĩ Nho học) và đặc biệt là nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân-Huế, Văn Miếu Thăng Long không còn là văn miếu quốc gia nữa nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại đây. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Thánh Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.

Không có thống kê chính thức số tiến sĩ được ghi trên các bia tiến sĩ này, các nguồn khác nhau cho biết trong khoảng thời gian đó đã có từ 1.303 đến 1.323 tiến sĩ [4], trong số này có 18 trạng nguyên, 21 bảng nhãn và 33 thám hoa. Tuy nhiên, số lượng 82 bia còn lại có thể không đầy đủ và không ghi hết các tên họ các vị tiến sĩ thời ấy.

13 tháng 3 2018

văn miếu quốc tử giám được xây ở hà nội, quận đống đa

hiện chỉ còn 82 bia tiến sĩ

13 tháng 1 2018

Bác Mai là hàng xóm của em. Bác có những việc làm khiến mọi người phải nể phục, bác cũng là một xóm trưởng gương mẫu trong xóm em. Nhiều lúc mọi người hay tranh cãi nhau về việc gì mà không tán thành ý kiến của nhau cũng phải nhờ đến bác.Bác ân cần khuyên giải để mọi người hiểu. Bác luôn chấp hành tốt những nội quy mà ủy ban nhân dân xã giao cho. Có lần, em hỏi bác : '' Bác ơi ! Sao bác lại có thể làm tốt các công việc một cách tốt đẹp như vậy ạ ''. Bác trả lời : '' Bác là người xóm trưởng trong xóm mà xóm trưởng phải thực hiện trước để dân họ làm theo , khi nghĩ đến đó thì bác luôn phải nhắc nhở bản thân để làm tốt.'' Bác xóm trưởng xóm em thật là một người công dân gương mẫu, ai trong xóm em cũng yêu quý và nể phục bác.

13 tháng 1 2018

Cảm ơn bạn!

20 tháng 11 2017

Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, trên đồng xa có muôn ngàn cây lúa, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca, cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa, riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và MẸ TÔI chỉ có một trên đời...

Ấm áp và yên bình nhất là tình yêu của mẹ. Người luôn thầm lặng dõi theo từng bước đi của con mình. Ngọt ngào nhất cũng chính là tình yêu của mẹ. Người xoa dịu bao cay đắng trong cuộc đời con cũng là mẹ... Nếu có người bảo tôi hãy kể về mẹ mình thì tôi chỉ có thể nói một câu đó là “Mẹ tôi là người có nụ cười thật hiền và một trái tim yêu thương không mệt mỏi”.

Những kỷ niệm và những câu chuyện để kể về mẹ tôi có lẽ không có thứ gì có thể thể diễn tả hết được. Ở đây tôi cũng chỉ kể về những kỷ niệm cũng như những hy sinh của mẹ tôi đối với gia đình và bốn đứa con trai yêu quý của mẹ.

Tôi còn nhớ thời bốn anh em tôi vẫn đang còn là những cậu học sinh cấp 1, 2, 3. Bốn anh em tôi sinh ra cách nhau cũng gần và phải nói là những bậc thang của mẹ. Vì vậy, việc học hành của bốn anh em chúng tôi cũng nối tiếp nhau và chính điều đó là một gánh nặng cho mẹ tôi trong việc chăm lo, nuôi nấng, dạy bảo trong việc ăn học của bốn anh em chúng tôi.

Cuộc sống cũng không ít khó khăn, hàng ngày mẹ tôi đã phải giải nắng dầm mưa, làm từng tấc đất, gieo từng hạt lúa ngoài đồng ruộng để kiếm cái ăn, cái mặc cho anh em chúng tôi. Thực ra, gia đình tôi cũng là gia đình nhà nông, tuy bố tôi là giáo viên những thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu.

Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn.

Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà.

Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất.

Kể từ đó mẹ tôi hết ngày này qua ngày khác hết chăm sóc cho bà tôi, lại lo cho ông tôi từ miếng cơm, bát cháo. Thời gian khi ông đang còn có sức khỏe đi lại được thì mẹ tôi còn đỡ vất vả, nhưng cho đến thời gian ông tôi yếu đi và rất khó khăn trong đi lại thì mẹ tôi cực rất nhiều trong việc chăm sóc cho ông. Việc chăm lo cơm nước cho ông, rồi sinh hoạt của ông, lo cho ông ăn ngủ, đi lại rất khó khăn. Mẹ tôi đã phải đút cho ông ăn từng thìa cháo vì ông tôi lúc này chỉ ăn được cháo, phải nói ông tôi ăn cháo hết ngày này qua ngày khác mà chỉ với cháo. Vì thương ông và cũng muốn cho ông ăn được ngon, đỡ chán mẹ tôi lúc nào cũng tìm hết thứ này thứ khác để thay đổi khẩu vị của cháo để ông được ăn ngon và làm cho ông vui.

Ông tôi rất gầy yếu và nhìn ông tôi rất thương, tôi muốn làm một cái gì đó để cho ông được khỏe mạnh như bao người khác, để ông không bị ốm đau, bệnh tật. Với việc chăm sóc ông, hàng đêm mẹ tôi đã phải thức trắng đêm để lo cho ông từng li từng tý trong giấc ngủ và sinh hoạt của ông. Mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều qua mấy năm trời chăm sóc cho ông ngoại tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm và không biết làm sao để giúp mẹ tôi được nhiều hơn. Việc chăm ông từ năm này qua năm khác chỉ mình mẹ tôi phụ trách và chính thời gian này cũng là thời gian sức khỏe mẹ tôi bị giảm sút rất nhiều, mẹ tôi đã bị ảnh hưởng sức khỏe, thần kinh từ việc thức đêm không ngủ.

Còn nhớ hồi tôi đang đi học ôn thi đại học ở TP.Vinh, chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học thì tôi nghỉ ôn và về nhà tự học. Thế rồi về nhà là tôi chạy sang nhà ông bà, ngủ bên ông bà, tôi muốn thay mẹ tôi chăm cho ông, rãnh lúc nào là tôi thay cho mẹ, tôi không muốn nhìn mẹ lúc nào cũng chịu hy sinh, khổ cực nhiều, tôi thương mẹ tôi, tôi về là sang ngay với ông tôi. Hồi đó tôi chăm ông được 4 tháng và vì tôi có sức khỏe nên việc chăm cũng quen đi, nhưng tôi cũng bị thức đêm nhiều đến gầy đi 7 kg. Thử hỏi việc tôi chăm có 4 tháng mà gầy đi 7kg thì mẹ tôi chăm ông hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác.. mẹ tôi sẽ như thế nào.

Nhưng tôi dám đảm bảo là không ai có thể chăm ông tôi chu đáo như mẹ, trong con mắt tôi mẹ tôi là một người mẹ, một cô giáo, một bác sỹ, một tấm gương cho con cái noi theo.
Quá trình mẹ chăm sóc cho ông tôi đã in theo thời gian và đó là những tình cảm của mẹ tôi dành cho ông tôi là người cha của mẹ, người ông của tôi. Mẹ tôi đã cố gắng hết sức để xứng đáng với công ơn sinh thành của ông ngoại tôi, mẹ tôi đã cố làm tốt bổn phận của một người con cho tròn chữ “ hiếu”. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết sau này bố mẹ tôi già tôi có chăm sóc được bố mẹ như mẹ làm bây giờ hay không.

Thời gian trôi qua và rồi ông tôi ngày càng yếu đi vì tuổi già và bệnh rung, ông tôi đã mất để lại bao luyến tiếc và đau buồn đối với con cháu và người thân. Ông mất đã làm mẹ tôi sốc rất mạnh, dường như kiệt sức và mẹ tôi khóc trong tiếng nghẹn ngào, mẹ tôi đã như không còn gì nữa, bởi bao nhiêu gắn bó, tình cảm bao năm, sự chăm sóc gói trọn cho ông, công nuôi dưỡng ông hết năm này qua năm khác vậy mà ông ra đi thử hỏi nếu ai là mẹ tôi cũng thế thôi. Trước khi mất ông tôi cũng đã nhỏ từng giọt nước mắt và đó như là một điều mà ông muốn nhắn nhủ với con cháu, chào tạm biệt và là những tình thương của ông dành cho mẹ tôi.

Từ ngày ông mất, mẹ tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều. Chúng tôi đã phải động viên mẹ, chăm sóc mẹ để mẹ được khỏe trở lại, mong mẹ hãy vì chúng con. Tôi thương mẹ lắm, ông mất đi mẹ không chịu ăn uống, lúc nào mẹ cũng bên cạnh bàn thờ ông, những giọt nước mắt của mẹ chảy suốt càng làm cho tôi nghĩ và thương mẹ rất nhiều. Và rồi thời gian trôi qua mẹ tôi cũng đã khá hơn và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng một điều luôn in sâu trong trái tim mẹ đó là hình ảnh của người ông tôi, người đã dạy dỗ nuôi nấng mẹ tôi nên người và cũng là người mà mẹ tôi đã hy sinh bao sức lực để chăm sóc cho ông.

Bạn biết không, mẹ hay răn dạy chúng tôi rằng sống phải biết thương yêu, đùm bọc nhau cho dù hoành cảnh có nghèo nhưng mình phải sống cho đúng đạo làm người. Cứ thế, mẹ thầm lặng gánh trên vai bao bộn bề lo toan để đóng cho trọn vai diễn lớn và thiêng liêng nhất đời mình: “làm MẸ". Từ năm này sang năm khác, mẹ như ngọn đèn cố cháy mãi để thắp sáng cho tương lai của chúng tôi, mong con cái mẹ không phải sống cuộc sống khổ cực, mẹ luôn mong cho các con trưởng thành và có cuộc sống sung sướng. Những hình ảnh đẹp long lanh của mẹ tôi luôn ở trong tim tôi, là một
Tấm gương để chúng tôi noi theo cả cuộc đời. Tôi tự hào về mẹ!

Từ "MẸ" nghe thật vĩ đại mọi người nhỉ, thế nhưng mỗi người mẹ đôi khi lại là những người hết sức bình dị, xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi còn nhớ có một nhà văn nổi tiếng từng nói: “Trong tất cả các kì quan trên thế giới, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Thực tế, trong lòng mỗi người, chắc ai cũng mong có những phép màu hay điều may mắn sẽ đến với đời mình, nhưng theo tôi, tất cả chúng ta đều đã nhận được một điều kì diệu mà không gì có thể so sánh bằng. Đó là tạo hóa đã ban cho chúng ta một người mẹ - một thiên thần - chỉ có 1 trong đời!

^^

Học vui !

20 tháng 11 2017

Thôi thì mk viết tay vậy !

Mẹ tôi là người mà tôi yêu quý nhất trong cuộc đời này. Với những gì đã làm, bà xứng đáng có cả thế giới. Mẹ tôi là một bà nội trợ 43 tuổi. Bà cao và đặc biệt bà có một mái tóc dài đen rất đẹp. Bà lúc nào cũng cười vì vậy mọi người nhận định bà là một người thân thiện. Mẹ tôi yêu quý tất cả các thành viên trong gia đình bằng cả trái tim. Bà đồng ý trở thành một người nội trợ thay vì ra ngoài làm việc. Mẹ tôi chăm lo tất cả công việc nhà. Bà là người dậy sớm nhất vào buổi sáng và đi ngủ muộn nhất vào buổi tối. Và trong ngày, bà rất bận rộn. Tôi nhớ có một lần mẹ tôi bị bệnh mà không ai làm công việc nhà và mọi thứ rất bẩn. Kể từ đó, bố và tôi cùng chung tay giúp mẹ làm việc nhà bất cứ khi nào chúng tôi có thời gian rảnh. Mẹ tôi rất vui về điều đó. Khi tôi còn bé, mẹ dạy tôi chơi piano vào mỗi dịp cuối tuần. Tôi vẫn còn nhớ những bài hát chứa đựng những kỷ niệm tuổi thơ. Không chỉ dạy tôi chơi đàn mẹ còn dạy tôi trở thành một người tốt. Tôi rất yêu thích những câu chuyện đạo đức mà mẹ kể cho tôi nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Chúng tôi trân trọng những nỗ lực, kiên nhẫn và công việc mệt mỏi của mẹ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Mẹ tôi là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của tôi. Khi tôi lớn lên tôi muốn trở thành một người phụ nữ như bà. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà vui lòng !

Học tốt !

^^