Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cho mình hỏi bạn cần tóm tắt trong văn bản SGK hay trong nguyên tác "Gió Đầu Mùa" của Thạch Lam?
Tham khảo:
Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Nghe người vú già nói, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.
tk
Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.
Bố cục văn bản Gió lạnh đầu mùa - Ngữ văn lớp 6
3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.
Nội dung chính
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” kể về hai chị em Sơn và Lan sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
Trước khi đọc
1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em từng được lớp trưởng hướng dẫn giải bài toán khó.
2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện liên quan đến mùa đông, sự lạnh lẽo.
Đọc văn bản
Theo dõi (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Đất khô trắng, gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ thổi lá khô lạo xạo.
- Trời màu trắng đục.
- Lá cây lan rung động, sắt lại vì rét.
Dự đoán (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần sau.
Theo dõi (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ.
- Môi tím lại, da thịt thâm đi.
- Mỗi cơn gió đến, chúng run lên, hàm răng đập vào nhau.
Theo dõi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Co ro đừng bên cột.
- Manh áo rách tả tơi, hở lưng và tay.
Theo dõi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Sơn thấy động lòng thương Hiên – một ý nghĩ tốt xuất hiện – mang áo bông cũ cho Hiên.
Theo dõi (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
- Vú già hỏi về việc đem chiếc áo bông cũ cho Hiên và nếu để mợ biết thì sẽ bị mắng.
- Chị em Sơn ngạc nhiên, hoảng hốt, đổ tội lẫn nhau vì đem cái áo ấy đi cho.
Dự đoán (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Theo em, mẹ Sơn có phạt vì mẹ Sơn rất yêu quý chiếc áo bông cũ đó nên mới không vứt đi.
Đối chiếu (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em không đoán đúng.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Người kể ngôi thứ ba.
Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Nhà Sơn giàu, còn các nhỏ nghèo nhưng Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với các bạn;
- Hăm hở chạy về nhà lấy áo đem cho Hiên.
→ Lòng nhân hậu, trong sáng của trẻ thơ.
Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên: nhớ em, cảm động và thương nhớ em…
- Khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: động lòng thương như ban sáng Sơn thương nhớ em Duyên…
→ Sơn giàu tình cảm, giàu trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương mọi người.
Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Sơn thấy trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui → Sự vui vẻ, hạnh phúc khi trao tặng yêu thương, chia sẻ tới mọi người.
Câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Theo em thì không bởi vì Sơn là một em nhỏ ngây thơ sợ mẹ mắng và Sơn hiểu mẹ rất quý chiếc áo đấy nên mới đi đòi lại.
Câu 6 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
- Mẹ Hiên tuy nghèo khổ nhưng cư xử đứng đắn, tự trọng khi trả lại áo.
- Mẹ Sơn điều kiện khá giả, cư xử nhân hậu, tế nhị khi cho tiền may áo khác.
Câu 7 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Em thích những đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu thiên nhiên, khung cảnh đang diễn ra, đó cũng là lí do Sơn hành động như thế và thấy được cảm nhận tinh tế trong tâm hồn Sơn.
Câu 8 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
*Giống: Hoàn cảnh nghèo khổ, quần áo rách rướm…
*Khác:
- Cô bé bán diêm:
+ Mồ côi mẹ, phải tự kiếm sống.
+ Không có ai để chia sẻ.
+ Không nhận được yêu thương.
- Hiên:
+ Mồ côi cha, không phải tự đi kiếm ăn.
+ Có bạn bè chơi đùa cùng.
+ Nhận được sự quan tâm của nhà Sơn.
Viết kết nối với đọc
Đề bài (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Sơn là một nhân vật đầy thú vị. Trong Sơn có sự nhạy cảm tinh tế qua cách cậu quan sát vạn vật xung quanh. Cách thiên nhiên chuyển mình cũng được Sơn cảm nhận trọn vẹn đầy đủ. Không chỉ vậy, Sơn còn là một cậu bé tràn đầy lòng nhân ái. Khi thấy Hiên rách rưới, Sơn buồn thương nên đã đem chiếc áo của Duyên tặng cho Hiên. Vì quá muốn giúp đỡ Hiên nên cậu không để ý đến hậu quả sẽ bị mẹ trách móc. Tuy còn nhỏ nhưng Sơn vẫn sáng ngời bởi tầm lòng nhân hậu của mình.
https://vietjack.com/soan-van-6-kn/gio-lanh-dau-mua.jsp bạn lên bằng cái linh đó
I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài
- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
- O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
- Cỏ dại (hồi ký, 1944)
- Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
- Tự truyện (1978)
- Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
- Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
- Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
- Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...
II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên
1. Xuất xứ
- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.
- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
- Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
- Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
3. Tóm tắt
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên
Tổng kết:
- Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
- Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…
1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội
-
Sự nghiệp sáng tác
- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941
Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.
Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”
- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi
Văn bản "Gió lạnh đầu mùa" do Thạch Lam sáng tác và sáng tác vào năm 1937.
bài gió lạnh đầu mùa được sáng tác bởi Thạch Lam.Và sáng tác năm 1937.