Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo :
Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.
Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.
Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.
Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.
Tiêu chí so sánh | Bài thơ Đồng dao mùa xuân | Bài thơ Gặp lá com nếp |
số tiếng | 4 tiếng | 5 tiếng |
vần | vần cách | Vần liền |
nhịp | 1/3, 2/2 | 1/4, 2/3, 3/2 |
Chia khổ thơ | mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng | mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ. |
Tiêu chí so sánh | Bài thơ Đồng dao mùa xuân | Bài thơ Gặp lá com nếp |
số tiếng | 4 tiếng | 5 tiếng |
vần | vần cách | Vần liền |
nhịp | 1/3, 2/2 | 1/4, 2/3, 3/2 |
Chia khổ thơ | mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng | mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ. |
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.
- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước
truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài kể về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện. Khi đọc câu chuyện, tôi cảm thấy rất xúc động thương cảm trước cảnh chia tay của hai anh em khi phải chia búp bê và khi chia tay cả mái trường, thầy cô.
Hai nhân vật chính trong truyện chính và Thành và Thủy. Cha mẹ của Thành và Thủy ly hôn, hai anh em buộc phải chia tay nhau. Cả Thành và Thủy đều không muốn điều này. Trước đêm chia tay Thành và nghe đến tiếng nức nở, tức tưởi của em. Thành chỉ dám cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, mà nước mắt cứ tuôn.
Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy từng mang kim chỉ ra để vá áo cho anh. Do hồi đó, anh đi chơi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, sợ mẹ mắng nên thủy để vá áo. Từng mũi kim thoắt thoắt của em mà Thành cảm nhận được. Chiều nào Thành cũng đón em cùng nắm tay và trò chuyện rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây, hai anh em phải chia tay nhau. Đến khi phải chia những con búp bê. Thành thương em nên để lại hết đồ chơi cho em từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không quan tâm đến những món đồ chơi đó. Chỉ khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì Thủy lại không muốn chia rẽ chúng. Hai con búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy. Cả hai đều không muốn phải chia ly. Khi Thành dẫn em đến trường chia tay cô gái và các bạn. Cô giáo nhìn thấy Thủy đứng ngoài lớp. Cả lớp ai cũng thương em khi biết đến hoàn cảnh của Thủy. Cô tặng Thủy quyển vở và cây bút màu có nắp vàng. Nhưng Thủy không nhận vì em không được đi học nữa. Khi nghe đến vậy ai cũng bàng hoàng, rồi thương cho Thủy. Từ trường trở về, Thành và Thủy đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.
Câu chuyện nói đến tình cảm của hai anh em Thành và Thủy để cho chúng ta thấy tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình vô cùng thiêng liêng. Sự chia tay của những con búp bê ngây thơ, vô tội cũng giống như Thành và Thủy. Nhưng rồi Thủy vẫn quyết định để lại hai con búp bê để chúng không phải xa nhau như hai anh em.Câu chuyện để lại cho chúng ta bao suy nghĩ về vai trò của người lớn, lỗi lầm của người lớn mà để những đứa trẻ phải gánh chịu.
Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện nhắc nhở chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng hạnh phúc gia đình. Nó là mái ấm của mỗi chúng ta.
Câu 4:
Qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu, bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.
Câu 5:
Tính cách của người mời trầu: là một người biết tôn trọng người người khác
Câu 6:
Thành ngữ "Xanh như lá, bạc như vôi" là thành ngữ rất giàu giá trị biểu cảm và truyền tải thông điệp ấn tượng, sâu sắc đến bạn đọc về thông điệp về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là những người phụ nữ không hạnh phúc trong tình yêu như chính tác giả Hồ Xuân Hương. Hình ảnh "xanh như lá, bạc như vôi" là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu có vẻ ngoài tươi trẻ, hào nhoáng nhưng thực chất người phụ nữ lại bị đối xử bạc bẽo, vô tâm. Từ đó, câu thành ngữ góp phần truyền tải khát vọng được sống hạnh phúc trong tình yêu của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương