K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2016

ưu điểm: thực hiện đa nguyên về chính trị ( tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị đất nước) xóa bỏ chế độ một đảng , tuyên bố dân chủ và " công khai" về mọi mặt

hạn chế: kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm dẫn tới những bất ổn về chính trị, xã hội. NHiều nước cộng hòa đòi ly khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động

16 tháng 10 2023

Cả hai sự kiện này đã mang lại những bài học quý giá cho Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh tế và xã hội.

Từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Việt Nam đã nhận ra rằng việc thực hiện cải cách và đổi mới không chỉ đòi hỏi sự thay đổi trong chính sách và hệ thống kinh tế, mà còn cần sự thay đổi trong tư duy và cách làm việc của các nhà lãnh đạo. Việt Nam đã học được rằng việc tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm quốc tế là rất quan trọng để đạt được thành công trong quá trình đổi mới.

Tương tự, từ cuộc cải cách ở Trung Quốc, Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc mở cửa và hội nhập quốc tế. Việt Nam đã học được rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp mới là rất quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.

26 tháng 8 2017

Đáp án cần chọn là: A

Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 diễn ra đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế đất nước vẫn trượt dài trên khủng hoảng

20 tháng 11 2016

Trong bối cảnh đó, tháng 3 - 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hỏang và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
Mặc dù Ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì, nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hỏang. Trước những khó khăn về kinh tế, những cái tổ về chính trị - xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xoá bỏ chế độ một đảng (tức xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng...
Trong bối cảnh đó, ngày 19 - 8 - 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang. Sự tan rã của Liên bang Xô viết chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Trong buổi tối giá lạnh ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.

 

29 tháng 7 2017

Đáp án cần chọn là: B

Cuộc cải tổ Liên Xô được xem như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu xót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) có gì khác so với công cuộc cải tổ do Đảng ta đề xướng?-------------------Câu 2: Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945-1991? Ý nghĩa của sự giúp đơc đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta?----------------Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ latinh chia làm mấy giai đoạn? Vai trò, vị trí, ý nghĩa của phong trào...
Đọc tiếp

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) có gì khác so với công cuộc cải tổ do Đảng ta đề xướng?

-------------------

Câu 2: Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945-1991? Ý nghĩa của sự giúp đơc đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta?

----------------

Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ latinh chia làm mấy giai đoạn? Vai trò, vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự nghiệp phát triển quan hệ quốc tế?

------------------

Câu 4: Nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi, mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Tại sao lại có sự khác biệt đó?

-----------------

Câu 5: So sánh đặc điểm giải phóng dân tộc ở châu phi và châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai (tổ chức lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, kết quả và quá trình xây dựng đất nước)

0
29 tháng 10 2021

Trung Quốc và Liên Xô có một số điều khác nhau nhau cơ bản như:
  -   Thứ nhất, theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.

   Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
  Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.

 Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
  chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.

29 tháng 10 2021

Em xin lỗi, lúc đánh chữ bị lỗi nên em để lại câu hỏi ở đấy nhé ;((

"Vì sao công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 giành được thắng lợi còn công cuộc cải tổ năm 1985 của Liên Xô thất bại ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho sự phát triển đất nước ta ngày nay ? "

 

7 tháng 9 2018

Đáp án C

9- Ai đã đề ra đường lối “cải tổ” nhằm giúp Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng (tháng 3/1985) ?A/ Tổng thống Gorbachyov.B/ Tổng thống Yeltsin.C/ Tổng thống Medvedev.D/ Tổng thống Putin. 10- Tổ chức nào sau đây được thành lập để bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đôg Âu ?A/ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO).B/ Hội đồng Tương trợ kinh tế...
Đọc tiếp

9- Ai đã đề ra đường lối “cải tổ” nhằm giúp Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng (tháng 3/1985) ?

A/ Tổng thống Gorbachyov.

B/ Tổng thống Yeltsin.

C/ Tổng thống Medvedev.

D/ Tổng thống Putin.
 

10- Tổ chức nào sau đây được thành lập để bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đôg Âu ?

A/ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO).

B/ Hội đồng Tương trợ kinh tế (Council of Mutual Economic Assistance - CMEA).

C/ Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (Warsaw Treaty Organisation).

D/ Cả A, B, C đều nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.
 

11- Lãnh thổ Liên bang Nga nằm trên châu lục nào ?
 

A/ châu Á và châu Phi.

B/ châu Á.

C/ châu Ấu, châu Á.

D/ châu Âu.
 

12- Tổng thống của Liên bang Nga hiện nay là :
 

A/ Gorbachyov.

B/ Yeltsin.

C/ Medvedev.

D/ Putin.
 

13- Quốc hội Liên bang Nga là cơ quan đại diện và lập pháp tối cao bao gồm hai cơ quan :

A/ Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia.

B/ Duma Quốc gia và Tòa án tối cao.

C/ Hội đồng Liên bang và Tòa án tối cao.

D/ Chính phủ Liên bang và Hội đồng Liên bang.
 

14- Trước năm 1991, nền kinh tế Liên Xô vận hành theo mô hình nào ?
 

A/ kinh tế bao cấp do Nhà nước quản lý.

B/ kinh tế thị trường.

C/ kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D/ kinh tế tư nhân.
 

15- Hiện nay, Ấn Độ đang phấn đấu vươn lên trở thành một cường quốc về lĩnh vực nào ?

A/ công nghiệp quốc phòng.

B/ công nghệ phần mềm, hạt nhân và vũ trụ.

C/ công nghệ thông tin.

D/ công nghiệp nặng và các ngành dịch vụ.
 

16- Bán đảo Triều Tiên hiện thời đang tạm bị chia cắt bởi:
 

A/ vĩ tuyến 38°N.

B/ kinh tuyến 10°Đ.

C/ kinh tyến 38°T.

D/ vĩ tuyến 38°B.

3
25 tháng 11 2021

B/ Tổng thống Yeltsin.

25 tháng 11 2021

B