Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì tục ngữ
nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
Học sinh có thể triển khai một trong số các bài học sau:
- Trân trọng con người.
- Tích lũy những giá trị về tâm hồn , biết trân trọng thể xác để con người trở nên hoàn thiện hơn.
- Vận dụng các bài học ứng xử xã hội để cuộc sống tốt đẹp hơn.
a. Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề tục ngữ về con người và xã hội. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta nên tự tin, cố gắng, có nghị lực trong cuộc sống, dù có khó khăn cũng không được bỏ cuộc.
b. Ở tục ngữ, thành phần chủ ngữ thường được rút gọn để gửi gắm bài học, lời khuyên đến tất cả mọi người
1. Mở bài
- Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng tròng công tác giáo dục.
- Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên".
- Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
2. Thân bài
a) Giải thích:
- Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?
- Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số... Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn... để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.
- Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: "Không thầy đố mày làm nên".
- Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" thì sự làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.
3. Kết bài
- Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.
- Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.
đây là bản copy của giải thích câu tục ngữ không thầy đồ mày làm nên mà
Tục ngữ thuộc bộ phận văn học dân gian.
Mk chắc chắn luôn, k sai đâu!!!
Chúc p hok tốt!!! Hoàng kim Song Thư
Văn học dân gian nha bạn