Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Động từ (cụm động từ): lướt qua , nhấn chìm,mạnh mẽ
=> Tăng sức biểu cảm , nhấn mạnh sức mạnh, sự tự hào và khẳng định chiến thắng
Em tham khảo nhé !
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề
B. Thân bài
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
- Tình yêu nước của nhân dân ta luôn thường trực trong mỗi con người.
- Đó là một truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay.
- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
- Còn đối với những cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, nếu không có lòng yêu nước thì chắc chắn sẽ không có thể vượt qua 2 cuộc kháng chiến đó.
- Thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).
2. Khi hòa bình nhân dân ta vẫn tiếp tục lòng yêu nước vẫn nồng nàn, tha thiết
- Tình yêu nước thể hiển ở nhiều khía cạnh
+ Lao động sản xuất
+ Nghiên cứu khoa học
+ Văn hóa, nghệ thuật
- Bảo vệ Tổ Quốc khi đất nước trong thời bình
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, truyền thống " uống nước nhớ nguồn", và có truyền thống về lòng yêu nước. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mọi con người Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói ”Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mọi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Chúng ta luôn biết rằng từ xưa đến nay, Việt Nam một đất nước nghèo nàng lạc hậu và dần dần trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lịch vật để cùng sánh vai với khác cường quốc năm châu. Nhưng chúng ta đã phải trải qua không biết bao nhiêu thời gian bị đô hộ, kháng chiến chống giặc ngoại xâm,... Trong lịch sử phong kiến Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười năm. Quang Trung đánh tan quân Thanh, khiến giặc phương Bắc trong nhiều thập kỉ không dám xâm phạm bờ cõi nước ta. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước chảy qua bao nhiêu cuộc kháng chiến ông cha và bao lớp người đi trước đã hi sinh ko biết bao nhiêu xương máu để giữ vững hoà bình cho dân tộc. Từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu vs giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Đó là trong những thời kỳ khói lửa chiến tranh, còn hiện tại trong thời bình thì chúng ta cũng cần thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tha thiết đó. Việc của chúng ta đó là phấn đấu trong công việc, trong học tập, đưa đất nước phát triển như những gì Bác Hồ đã nói " đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu được hay không?". Ngoài ra, việc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ những thành quả của cha ông ta qua các cuộc kháng chiến. Hãy bảo vệ vùng đất, vùng trời của đất nước.
Vẫn còn nhớ lời tuyên ngôn bất hủ trong bài "Sông núi nước Nam" sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
" Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây."
tham khảo:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" Có ai có nhớ đoạn văn xuôi này của chủ tịch Hồ Chí Minh, với một quốc gia , lòng yêu nước là sức mạnh. Mỗi khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước như được nhân lên, kết thành khối vững chắc tạo nên sức mạnh vô song. Do vậy, lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng gắn với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là phẩm giá Việt Nam cần được bảo vệ, phát huy và cũng tránh bị ngộ nhận, lợi dụng. Ngày nay, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, đất nước ta đã, đang phải đối mặt với những thách thức mới, những hiểm họa mới. Chưa kể, hội nhập sâu rộng cùng thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những "luật chơi" khắc nghiệt trong bối cảnh tiềm lực chưa đủ mạnh để khống chế, gạt bỏ hệ lụy khi cánh cửa thị trường trong nước ngày càng mở rộng. Nguy cơ đang hiện hữu, lòng yêu nước cần được đặt ra những nội hàm và cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước Việt Nam cần được thể hiện cao độ bằng sức sáng tạo, bằng mỗi việc làm trên tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng. Thách thức phía trước, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trong từng bước đi, từng hành động để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam, tránh được những hệ lụy xã hội, và xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh, tự chủ đủ sức vượt qua được rủi ro và hệ lụy từ phía ngoài. Yêu nước, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, trong suy nghĩ và hành động. Mỗi người Việt Nam dù ở vị trí nào, ở bất cứ đâu hãy cố gắng cân nhắc lợi - hại, đúng - sai, giữ nhiệt huyết nhưng phải tỉnh táo để không suy nghĩ ích kỷ và tự mãn. Lòng yêu nước chân chính khác xa với sự mù quáng. Trước những vấn đề nhạy cảm và phức tạp liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, thời gian gần đây, lòng yêu nước và ý thức dân tộc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân nước Việt. Nhiều nhân sĩ, trí thức đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhiều ý kiến tâm huyết để bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những tài liệu lịch sử quan trọng giúp người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hiểu rõ hơn chủ quyền quốc gia của chúng ta trên Biển Đông. Tại các diễn đàn quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã đứng về phía Việt Nam tôn trọng sự thật, chân lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Đối lập với cuộc đấu tranh chính nghĩa vì lợi ích dân tộc của Đảng, Nhà nước và những người Việt Nam yêu nước chân chính, các thế lực thù địch và những phần tử chống đối đang ra sức lợi dụng lôi kéo người dân tụ tập, hò hét, nhân danh lòng yêu nước để gây mất trật tự công cộng, truyền bá những tư tưởng xấu nhằm làm rạn vỡ sự gắn bó của Đảng và Nhà nước với nhân dân, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Do vậy, mỗi người Việt Nam hãy gạt bỏ những định kiến cá nhân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, đồng thời nhận thức đúng xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng tình cảm nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, không để bị lạm dụng, bị lôi kéo vào những bè phái, tổ chức nhân danh lòng yêu nước nhưng thực chất là gây tổn hại tới sức mạnh và lợi ích đất nước, tiếp tay cho những âm mưu kêu gào yêu nước bằng máu xương của người khác…
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu. “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.”
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III tr. CN., dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 tr. CN. đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ có tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Đây là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý đế án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Nỗi nhục mất nước đã được rửa, nhưng nỗi nhục nghèo đói thì vẫn còn đó. Nước ta vẫn còn là một nước trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay, đời sống của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm mưu chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Có thể nói, đây là thời kỳ đầy khó khăn, thách thức đối với cách mạng Việt Nam và mức độ khốc liệt của nó cũng không thua kém gì so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc, tinh thần dám xả thân nước mà ông cha ta để lại để đưa đất nước vượt qua những thử thách khắc nghiệt này.
Trong khi đó, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Có người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả Tổ quốc để có được một cuộc sống vật chất vương giả. Không ít người được cử ra nước ngoài học tập nhưng lại không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, mà tìm mọi cách ở lại nhằm có được cuộc sống giầu sang, sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Có nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ. Cũng có không ít người còn lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp cả lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn tới đánh mất lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ đòi hỏi về quyền lơi mà không chú trọng tới nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.
Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho nhiều người dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách mà ít khi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Đau lòng hơn, tâm lý này không chỉ có ở những người dân bình thường, mà còn có ở không ít cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng trở nên phổ biến như một quốc nạn, số đảng viên tha hoá về mặt nhân cách ngày càng tăng. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của quần chúng nhân dân, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và làm giảm sức chiến đấu của Đảng ta. Đây là một mảnh đất thuận lợi cho việc tiến hành những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Rõ ràng, trong bối cảnh toàn cấu hoá hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng cần phải được bổ sung nhưng nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" , thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đẹp trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tình yêu nước có ở trong máu của mỗi con người Việt Nam, kết thành sức mạnh giúp dân tộc mãi mãi trường tồn và vững bền.
Trước tiên, ta cần hiểu tinh thần yêu nước là gì? Tinh thần yêu nước là tình cảm sâu nặng, thiết tha đối với quê hương đất nước. Tình yêu nước xuyên suốt chiều dài dân tộc và đi sâu vào trong từng ý nghĩ, hành động của mỗi con người. Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, tình yêu nước thể hiện trong khát vọng đứng lên đấu tranh giành độc lập, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc, yên bình, ấm no. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu phận là nữ nhi nhưng dám xông pha ra trận. Đó là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn với chiến công ba lần đánh đuổi giặc Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi nước nhà. Gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nức tiếng năm châu, chấn động toàn cầu. Nghe lời kêu gọi của Bác Hồ, nhân dân ta đã cùng đứng lên đấu tranh, nguyện hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. Biết bao những con người vô danh đã ngã xuống, máu hòa cùng với non sông để tạc lên dáng hình xứ sở của Tổ quốc thân yêu:
"Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông..."
Tình yêu tổ quốc chính là chất keo bền chặt làm nên sự đoàn kết của nhân dân ta, giúp dân ta có được sức mạnh phi thường để đi qua mọi khó khăn bão táp của thời đại, hướng về một tương lai tươi sáng, một cuộc sống hạnh phúc không còn bóng dáng quân thù.
Tình yêu Tổ quốc còn thể hiện rõ nét qua sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa những người cùng trong một nước. Yêu Tổ quốc nghĩa là yêu đồng bào. Từ xưa ông cha ta đã dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải yêu nhau cùng”. Huống chi chúng ta còn đều là con lạc cháu rồng, cùng bọc trăm trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, vậy thì có lí gì lại không yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Đạo lí lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng đã thấm đượm trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cứ mỗi mùa bão lũ đến, khúc ruột miền Trung lại quặn thắt trong đau đớn. Khi ấy, cả triệu trái tim trong nước lại cùng chung một nhịp đập, cùng hướng về miền Trung thân yêu, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần để phần nào xoa dịu nỗi đau đớn của họ. Và còn rất nhiều những chương trình, những tổ chức từ thiện được lập ra đẻ giúp đỡ những số phận có hoàn cảnh bất hạnh: Cặp lá yêu thương, Trái tim cho em. Đó là những hành động, việc làm xuất phát từ tình yêu nước, yêu người được thể hiện trong thời bình. Yêu nước còn là góp phần dựng xây quê hương đất nước giàu đẹp. Góp đá xây Trường Sa là một phong trào ý nghĩa như thế. Phong trào đã lay động cả triệu trái tim trong cả nước, những người tham gia có đến cả cô bán ve chai, những em nhỏ nhịn ăn sáng, anh thanh niên để dành phần tiền tăng ca hoặc cụ già trước khi quy tiên đã dặn con cháu để dành tiền phúng viếng “làm việc nước” trước. Tình yêu nước không chỉ mạnh mẽ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình, nó cũng không kém phần nồng nàn và sâu sắc.
I- li- a Ê- ren- bua từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Yêu nước không hẳn là cái gì lớn lao, có khi nó bắt nguồn từ những điều, những việc rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Tinh thần yêu nước thiêng liêng mà gần gũi sẽ mãi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua bao đời.
"Từ xưa đến nay" là trạng 1
'mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng" là trạng 2
bài nay của lớp 8 mà==
TRẠNG TỪ CHỈ THỜI GIAN
Câu trả lời : trạng ngữ chỉ thời gian
Chúc học tốt