K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

Dưới sự bóc lột tàn bạo của xã hội cũ, con người bị bần cùng hóa, bị dẫm đạp, bị chèn ép đến mức không thể cất tiếng than. Ngô Tất Tố đã tái hiện lại bối cảnh của cuộc sống người nống dân trong xã hội cũ qua bối cảnh của tác phẩm “Tắt đèn”. Nó như tiếng lòng người nống dân thoát ra từ trong đau khổ.

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Hình ảnh của chị Dậu cũng là hình ảnh của rất nhiều người nông dân Việt Nam dưới xã hội cũ. Đó là hình ảnh của người nông dân bị đánh đập dã man khi không có tiền nộp đủ sưu thuế, chúng đã bị đánh và bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, trong hoàn cảnh xã hội như vậy cái đói khổ vẫn đang bao vây nhưng những người nông dân này lại luôn cố gắng phải kiếm từng miếng cơm manh áo cho cuộc sống của mình, cùng với những gánh nặng khác cũng đã ảnh hưởng đến những suy nghĩ và tình cảm của con người, những hình ảnh đó đã mang những đặc trưng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Cái đói nghèo thật tàn ác khi nó bòn rút hết tinh thần và tiền của của nhân dân, cái đói đó làm cho người nông dân kiệt sức, họ lâm vào đường lợ lần vì sưu thuế cao, anh Dậu bị ốm nặng nhưng bọn chúng đến và bắt nộp sưu thuế đầy đủ, chi tiết chị Dậu xin bọn chúng đã để lại những day dứt trong lòng người đọc.

Khi chị Dậu xin bọn chúng còn bị bọn chúng đánh đập cho, chị bị bọn chúng tát vào mặt những hình ảnh đó đã mang giá trị tố cao sâu sắc những tên quan lại chỉ biết lo ăn chơi không lo nghĩ cho cuộc sống của người nông dân, khi anh Dậu chưa chết bọn chúng bắt nộp đầy đủ sưu thuế, những hình ảnh đó đã chứng tỏ rằng bọn chúng là những tên rất độc ác, chị Dậu xin khất và sẽ trả đủ nhưng bọn chúng không nghe, những hình ảnh đó đã mang những giá trị lớn cho chúng ta, khi chúng ta hiểu được nỗi khổ của những người nông dân đó và thấu hiểu đồng cảm với số phận của họ.

Những tên quan lại là những tên độc ác, còn những tên lính đi thu sưu thuế chỉ là những tên đầy tớ làm theo sự chỉ đạo của những tên quan kia, đó là một công cụ để nó thực hiện tội ác của mình, những hình ảnh khi anh Dậu bị đánh, chị Dậu cố van xin, và cả hành động chị Dậu quyết định bán con để có tiền lo trả sưu thuế cho bọn chúng đã thể hiện tình cảm của chị đối với người chồng của mình, sự đau đớn đó được chị quyết định ra nhưng đó chỉ là những điều mà chị đang cố gắng để cho anh Dậu không bị đánh, khi những hành động của bọn chúng quá đáng thì chị dậu mới không thể chịu được những cách cư xử của bọn chúng chị đã thể hiện được sức mạnh của mình khi bị bọn chúng bóc lột, những hình ảnh đó đã mang những điều thật lớn lao khi chị vừng lên đấu tranh với cái ác cái xấu hình ảnh đó đã thể hiện chị là một người biết đứng lên đấu tranh để bảo lệ công lý của những người nông dân nghèo khổ. Hình ảnh của chị Dậu cũng là tiếng nói nhắc nhở người nông dân biết đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta. Ban đầu chị nhẹ nahfng van xin, chị xưng hô “ông” và “con” thể hiện thái độ nhún nhường để mong nhận được sự nhân nhượng, nhưng không, cai lệ không hề cho chị một sự chọn nào khác, đến bước đường cũng chị đành phải đứng lên để tự đấu tranh cho mình. “

“Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi.Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.Cảnh chị Dậu đánh hai tên đi đòi sưu và ném ra ngoài đã thể hiện sức mạnh người nông dân và như tiếng nói kêu gọi những người nông dân đang chịu cảnh bị bóc lột đứng lên đấu tranh cho mình.

Bối cảnh trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố chính là bối cảnh của cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ, qua đó cũng như lên tiếng đánh thức người nông dân lấy sức mạnh quật cường của mình để bảo vệ cho chính mình.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc là một trong những tác phẩm phản ánh rõ nhất về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho ta thấy: người nông dân trong xã hội cũ có một sức mạnh tiềm tàng, họ không giàu có về vật chất nhưng có giàu về tình cảm, sáng ngời phẩm chất cao quý.

8 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.Trước cách mạng tháng Tám, những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người nông dân nghèo rơi vào bế tắc.Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều đau khổ bất hạnh. Hình ảnh chị Dậu đã cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn. Chị Dậu có một số phận điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy.

Mik cho bạn dàn ý thôi nha

Tham khảo

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

 

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nàoỞ Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.

30 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

 

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nàoỞ Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.

8 tháng 11 2021

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

8 tháng 11 2021

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!