K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2023

Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu rõ ràng và cụ thể ngay trong phần mở bài:

- Sự kiện: Hội khỏe Phù Đổng.

- Thời gian: ngày 29 – 11 – 2020

- Địa điểm: trong khuôn viên của trường.

1/ VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (MỘT SINH HOẠT VĂN HÓA):* Yêu cầu:- Xác định rõ ngôi tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp.- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian).- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.- Tập trung vào một số chi...
Đọc tiếp

1/ VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (MỘT SINH HOẠT VĂN HÓA):

* Yêu cầu:

- Xác định rõ ngôi tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp.

- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian).

- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.

- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

* Dàn bài:

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).

- Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

+ Những nhân vật tham gia sự kiện.

+ Các hoạt động trong sự kiện: đặc điểm, diễn biết của từng hoạt động.

+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.

1
5 tháng 4 2022

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

    Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

   Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

    Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

    Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ,

 thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

 
25 tháng 3 2022

Refer

 

Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Thời điểm xuất hiện văn bản là thứ Bảy ngày 1/9/1018, nơi xuất hiện là @baodanang.vn. Bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945. 

- Thông tin chính mà văn bản cung cấp là thuật lại quá trình chuẩn bị, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Thông tin được nêu rõ ràng, cụ thể nhất trong phần (2) của văn bản.

- Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản và tương ứng với sự việc: 

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

+ Những yếu tố đó có tác dụng  thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra

- Việc thuật lại các sự kiện đầy đủ chi tiết, giúp người đọc nắm được những thông tin quan trọng trong quá trình trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. Hiểu được một nội dung lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.

5 tháng 12 2023

- Thời điểm đăng in vào 28/4/2013 trên báo điện tử của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam

+ Thời điểm đó có ý nghĩa để kỉ niệm, nhớ lại chiến thắng vang dội của quân ta tại chiến trường phía Nam, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4.

- Sự kiện thuật lại: thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

+ Sự kiện ấy được nêu ở phần Sapo.Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện diễn ra một cách liền mạch, theo diễn biến thời gian và tuần tự các sự kiện. 

- Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện diễn ra một cách liền mạch, theo diễn biến thời gian và tuần tự các sự kiện.
- Tác dụng các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục, hình ảnh: giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, minh chứng cho nội dung đồng thời cũng là một cách để thu hút lôi cuốn người đọc vì những hình ảnh cụ thể biểu đạt sự vật.
- Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được quá trình ra đời bài hát này đồng thời khiến chúng ta cảm thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc vào ngày đặc biệt: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

a. Ngôi kể trong bài văn: Ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng "tôi")

b. Tên các sự việc xảy ra trong câu chuyện:

- Bé Bông bị chuột cắn chân và mèo Mun được gửi tới nhà để đuổi chuột 

- Nhờ có mèo Mun mà nhà đã không còn bị chuột quấy rối

- Mèo Mun đi mà không trở lại 

- Cả nhà không ai quên được mèo Mun

c. Phần giới thiệu "Hồi ấy khi tôi vào lớp... cắn chân các con thì nguy hiểm quá!"

d. Phần tập trung vào các sự vật trong câu chuyện "Bỗng một buổi chiều...cũng rất yêu mèo"

Đó là sự việc Mun đi mất mà không bao giờ trở về nhà.

e. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: "khóc","nỗi buồn", "yêu quý", "người bạn nhỏ"

10 tháng 2 2022

Văn bản ???

10 tháng 2 2022

VĂN BẢN ĐÂU