Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thư dụ Vương Thông lần nữa:
a, Kết luận của lập luận nêu bật rằng giặc nếu không hiểu thời thế, lại dối trá, kẻ thất phu hèn kém thì không thể cùng nói việc binh được
b, Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:
+ Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế
+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn
+ Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy
Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong
c, Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới
a, Đáp án A
Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)
b, Đáp án C
Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)
+ Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực
c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:
+ Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân
Luận điểm 1, tương ứng luận cứ:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên
+ Đi đâu, nhìn thấy cũng nổi bật những bảng hiệu Triều Tiên
+ Một vài thành phố của ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh… lạc sang nước khác.
Luận điểm 2, luận cứ là:
Ở Triều Tiên: có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp
+ Trong khi ở ta, khá nhiều tờ báo… thông tin
1. Giải thích
– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.
– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.
2. Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.
– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.
3. Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc
* Cảm thương những con người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong tình cảnh khốn cùng và trân trọng nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.
+ Tác phẩm phản ánh chân thực, cảm động số phận đau khổ của lão Hạc.
+ Khẳng định phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc: một người nông dân mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống tự trọng; một người cha hết lòng yêu thương con, lấy chính sự sống của mình để chắt chiu cho tương lai của con.
* Nhìn nhận và đánh giá về những người xung quanh chúng ta, về người nông dân bằng đôi mắt của tình thương và niềm tin mới thấy hết được bản chất tốt đẹp của họ. (Qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo). Đây là một quan điểm tiến bộ đúng đắn, xuất phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.
* Lời đề nghị về lẽ sống Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Lão Hạc đã gợi sự đồng cảm sâu xa của người đọc, thức tỉnh lối sống nhân hậu, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh.
* Lẽ sống ấy được thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng chi tiết đặc sắc…
4. Đánh giá
– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, người cầm bút cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Người đọc cần phát huy vai trò chủ động của mình trong tiếp nhận tác phẩm văn chương từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc sống.
MB:
- Dẫn dắt vào vất đề....
- Trích ý kiến
TB:
1.GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH
– Văn học chân chính:là những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người.
– lời đề nghị: đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo.
– lẽ sống: giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới.
Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng lí tưởng sống, giá trị sống cho con người.
2. BÀN LUẬN
– Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người …
– Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người…
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
– Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…
3.PHÂN TÍCH TÁC PHẨM"LÃO HẠC"-NAM CAO ĐỂ LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH
*GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. . Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.
Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Là một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn Lão Hạc lột tả hết sức chân thật về hoàn cảnh, sự bất công, nỗi thống khổ của lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung khi phải chịu cả hai sự áp bức của cả thời phong kiến và của thực dân Pháp. Lão Hạc là tác phẩm của lòng nhân ái và sự hi sinh cao cả, bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện được sự yêu thương trân trọng của nhà văn Nam cao đối với người nông dân và người lao động.
* TÁC PHẨM "LÃO HẠC" LÀ MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ VỀ LẼ SỐNG:
Truyện ngắn Lão Hạc kể về một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu và chất phác. Lão Hạc là một người quá vợ, sống cùng với con trai, và tài sản duy nhất của họ là mảnh vườn vỏn vẹn ba sào đất. Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão giục lão bán đi mảnh vườn nhưng lão nhất quyết không chịu vì “bán ruộng đi cưới vợ về thì ở đâu?” vả lại “bán cũng không đủ tiền để lấy vợ”, không chịu nổi hoàn cảnh nghèo khó nên anh con trai lão Hạc đã quyết định đi làm cao su, đi biền biệt ba, bốn năm không về.
Hằng ngày lão lủi thủi đi làm công, chắt chiu từng đồng, mặc dù sống nghèo đói thế nhưng lão Hạc vẫn nhất quyết không chịu bán đi mảnh vườn ấy, vì đó là tài sản duy nhất mà lão muốn để lại cho con trai lão. Làm bạn với lão duy nhất bây giờ chỉ có mỗi ông Giáo và chú chó nhỏ mà con trai lão mua trước khi đi, cậu Vàng. Lão Hạc xem cậu Vàng như con trai mình, mỗi khi lão uống rượu thì nó nằm cạnh bên, lão ăn gì nó ăn nấy, thỉnh thoảng lão ôm nó bắt ve, có nó thì đời sống của lão hạc cũng bớt buồn tẻ.
Rồi lão ốm, ốm một trận đến tận hai tháng, mười tám ngày, tiền bạc lão Hạc dành dụm để lo cưới cho cậu con trai đều sạch nhẵn, lão yếu đi việc nặng không làm nổi, việc nhẹ thì đã có phụ nữ làm, không còn ai thuê lão hạc nữa, cuộc sống đã khổ nay còn túng thiếu hơn. Lão hạc đã đưa ra một quyết định đau lòng đó là bán đi cậu Vàng, người thân duy nhất ở bên cạnh lão. Giờ thì người bạn duy nhất của lão hạc chỉ còn lại ông Giáo, lão mang tất cả tài sản của mình là ba sào ruộng, và hai mươi nhăm đồng lão chắt chiêu được và cả năm đồng bán cậu Vàng gửi cả cho ông Giáo, mảnh vườn lão để lại cho con, còn tiền thì lão để làm ma chay cho mình vì “lão già yếu lắm rồi, con thì không ở nhà, lỡ chết mà không ai đứng ra lo thì lại làm phiền làng xóm, lão chết không nhắm mắt được”. Đấy lão hạc lo xa thế đấy, đến cả lúc nhắm mắt xuôi tai thì vẫn sợ làm phiền hàng xóm, một đức tính thật cao đẹp.
Bao nhiêu tiền lão hạc đều đưa hết cho ông giáo, không còn tiền để ăn lão suốt ngày chỉ ăn khoai, khoai hết lão chế được món gì thì ăn món nấy, hôm thì ăn rau má và cả sung luộc. Mỗi khi ông Giáo ngỏ ý muốn giúp thì lão lại gạt phăng đi, từ chối. Đến khi không còn gì để ăn lão hạc tìm đến binh Tư, một người chuyên nghề ăn trộm, để xin ít bả chó. Binh tư thậm chí đến cả ông Giáo đều coi thường lão, nghĩ lão đã túng quẫn đến mức phải theo gót Binh Tư để có cái ăn. Nhưng đến khi ông Giáo sang nhà lão Hạc thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, lão Hạc tóc tai bù xù, vật vã, bọt mép sùi ra, khắp người co giật, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết, ngoài binh Tư và ông Giáo thì không còn ai biết lão hạc đã chết như thế nào.Vậy nên trong cuộc sống này ta thấy còn rất nhiều điều cần đáng được trân trọng, Lão Hạc mặc dù thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội cũ nhưng tấm lòng của lão lại cao đẹp biết bao, lão sợ làm phiền ông giáo, làm phiền bà con xung quanh, và sợ sẽ bòn tiền mà lão dành dụm lại cho con trai mình nên mới chọn cách ra đi như vậy. Truyện ngắn “ Lão hạc”của Nam Cao là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, và hết lòng ca ngợi những phẩm chất cao quý của người lao động.
– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.
4. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT
– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.
KB:
-khẳng định lại vấn đề
- rút ra bài học nhận thức cho bản thân
a, ý đúng: D
b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:
+ Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.
+ Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt
+ Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt
+ Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.
- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:
+ Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ
+ Nàng khiêm nhường trước Ra-ma
+ Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn
- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng
- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta
- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.
Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”
+ Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
+ Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
+ Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
- Bài ca 1: người phụ nữ - tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
- Bài ca 2: người phụ nữ - củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
+ Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
+ Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
Chọn đáp án: B