Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
● Truyện “Những ngôi sao xa xôi” ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
● Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
- Nhịp điệu dồn dập của những câu văn như những đợt bom đang liên tiếp dội xuống, như khói đang dồn vào hang ⇒ Góp phần tô đậm hiện thực.
- Sợ + lo lắng → “gắt”
- “Trên cao điểm vắng vẻ, chỉ có...” ⇒ Vẫn tiếp tục bằng những câu văn ngắn, rất ngắn, một loạt các câu đặc biệt diễn tả sự cách biệt của con người trên cao điểm.
- Câu văn “và bom” đặt giữa hai câu ⇒ dường như quả bom ngăn cách Định và đồng đội của cô. Từ “và” liên kết câu tựa như những ý nghĩ, những suy nghĩ tình cảm gắn kết Phương Định với Nho và Thao. Nhưng đồng thời chính ý nghĩ về đồng đội lại khiến cho Phương Định bớt sợ, bớt cô đơn. Cô gái Hà Nội ấy cảm thấy vững lòng hơn khi thấy “Cao xạ đặt bên kia quả đồi”. Tiếng súng cao xạ - tiếng của những người đồng chí khiến cô vững tâm hơn.
⇒ Đoạn văn vừa gợi được sự khốc liệt của chiến tranh, vừa diễn tả được tâm trạng lo lắng bồn chồn của Phương Định đồng thời cũng thể hiện những tình cảm, suy nghĩ về tình đồng đội rất ấm áp.
1. HCST em có thể xem lại trong SGK nhé.
Đoạn văn trên viết về công việc của mỗi cô gái. Đây là công việc thường ngày của họ.
2.
Họ đều là những cô gái trẻ, có tinh thần yêu nước sâu sắc, không sợ gian nan, nguy hiểm, sẵn sàng cho công việc. Nhân vật Nho thì là một cô gái đáng yêu, thích ăn kẹo, nhẹ nhàng và gan dạ. Chị Thao là một cô gái trưởng thành, nhưng lại có nỗi sợ máu, sợ vắt... Còn nhân vật Thao là một cô gái với nhiều hoài niệm về mẹ, mái trường, quê hương, yêu những cơn mưa đá, thích hát, chu đáo...
Đoạn cuối là nhân vật Phương Định em nhé, chị viết vội quá nên lại thành nhân vật Thao
- Với nhân vật Phương Định, trận mưa đá còn gợi về cô bao nhiêu hình ảnh, kỉ niệm êm đềm về thành phố và tuổi thiếu nữ của cô. Chi tiết ấy cho thấy cuộc sống ngoài chiến trường bên cạnh sự khốc liệt, dữ dội cũng còn có những phút thanh thản cho tâm hồn người được lắng dịu. Có như thế họ mới có thể sống và chiến đấu lâu dài được.
Em tham khảo các ý này nha:
Phần 1: Phương Định kể về cuộc sống của mình (cô nhớ lại những kỉ niệm với mẹ và với Hà Nội) cùng các đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường của cô.
Phần 2: Nho bị thương trong một lần phá bom, Phương Định cùng chị Thao lo lắng và chăm sóc.
Phần 3: Sau giờ phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
Đoạn trích trên xuất hiện trong hoàn cảnh: Phương Định và đồng đội làm nhiệm vụ phá bom.