K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chúng tôi ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở một hang dưới chân cao điểm, con đường qua trước hang kéo lên đòi đi lên đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh ,chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc, những tảng đá to một vài cái thùng xăng hoặc hình ô tô méo mó han gỉ nằm trong đất. Việc của...
Đọc tiếp

Chúng tôi ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở một hang dưới chân cao điểm, con đường qua trước hang kéo lên đòi đi lên đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh ,chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc, những tảng đá to một vài cái thùng xăng hoặc hình ô tô méo mó han gỉ nằm trong đất. Việc của chúng tôi là ngồi đây khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó công việc cũng chẳng đơn giản chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chị thấy hai con mắt lấp lánh cười thì hàm răng lá lên khuôn mặt nhem nhuốc những lúc đó chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen". Đơn vị trăm chúng tôi ra trò có gì lại bảo "để cho bọn trinh sát chúng nó ở trên đó vắng" 1) Tìm hai phép liên kết trong đoạn trích trên 2) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên 3) Từ đoạn trích trên em hãy tìm một câu có khởi ngữ, xác định khởi ngữ nằm trong câu em vừa tìm

0
22 tháng 5 2016

1. Các câu trên đều là câu đơn để thể hiệ sự nhanh trong nhịp văn càng nhấn mạnh sự nguy hiểm mà nơi họ làm việc.

2. Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn gian khổ( đường bị đánh lở loét, hai bên đường không có lá xanh nhấn mạnh nơi đây không có sự sống...) Chính tình đồng chí đồng đội, lòng yêu nước, trách nhiệm cao với công việc đá khiến họ vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.  

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).1. Đoạn thơ trên nằm trong tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

3
21 tháng 5 2018

Câu 1.

  • Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt 

Câu 2.

  • Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim 
  • Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 

Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

  • Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
  • Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ 

Câu 4 

  • Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
  • Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
  •                                        %-% k nha
21 tháng 5 2018

- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 

- Tác giả: Phạm Tiến Du

ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2. 
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh 
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì: 
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. 
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: 
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm? 
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định… 

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

“Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết. – Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn...
Đọc tiếp

Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết.

 

– Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé.

Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên...

 

1. “Chúng tôi” trong đoạn văn trên chỉ những ai? Công việc của họ là gì? 

2. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. 

3. Xét về cấu tạo, câu “Thế là tối lại ra đường luôn.” thuộc kiểu câu nào? Câu văn in đậm trong đoạn trích trên vốn là bộ phận nào của câu “Thế là tối lại ra đường luôn.”? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì?

0
1. Tuổi đời của chúng ta nên đo đếm bằng số năm ta sống hay bằng sự trưởng thành?2. Điều gì sau đây tồi tệ hơn: cố gắng rồi thất bại hay chưa bao giờ chịu cố gắng?3. Nếu cuộc sống đã quá ngắn ngủi, tại sao chúng ta còn làm những điều mình không thích trong khi ngồi mơ mộng về những điều mình thích mà không làm?4. Giữa nói và làm, cuộc sống của bạn đang nghiêng về bên nào...
Đọc tiếp

1. Tuổi đời của chúng ta nên đo đếm bằng số năm ta sống hay bằng sự trưởng thành?

2. Điều gì sau đây tồi tệ hơn: cố gắng rồi thất bại hay chưa bao giờ chịu cố gắng?

3. Nếu cuộc sống đã quá ngắn ngủi, tại sao chúng ta còn làm những điều mình không thích trong khi ngồi mơ mộng về những điều mình thích mà không làm?

4. Giữa nói và làm, cuộc sống của bạn đang nghiêng về bên nào hơn?

5. Điều bạn muốn thay đổi nhất trên thế giới này là gì?

6. Nếu hạnh phúc là lương thì bạn sẽ làm công việc nào để trở nên giàu có?

7. Bạn có đang làm điều mình tin tưởng hay chỉ đang ép bản thân tin vào những điều đang làm?

8. Nếu tuổi thọ trung bình của con người là 40, vậy bạn sẽ sống như thế nào để có 40 năm khác biệt?

9. Bạn có thể kiểm soát bản thân đến mức nào trong cuộc đời mình?

10. Bạn có đang lo lắng phải làm mọi thứ hoàn hảo hoặc không cho phép bản thân phạm sai lầm hay không?

11. Giả sử bạn đang đi ăn trưa với 3 người mà bạn rất ngưỡng mộ và trân trọng. Họ đều đang chỉ trích bạn thân của bạn bằng những lời khó chịu và không công bằng, trong khi không hề hay biết về mối quan hệ thân thiết giữa 2 người. Bạn sẽ làm gì?

12. Nếu có thể dành tặng một đứa bé sơ sinh một lời khuyên duy nhất về cuộc sống, bạn sẽ nói điều gì?

13. Bạn có phá vỡ nguyên tắc của mình để giữ người mà bạn yêu thương?

14. Bạn đã bao giờ thấy một thứ gì đó lúc đầu thật điên rồ rồi sau đó lại thấy nó thật sáng tạo chưa?

15. Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới?

16. Tại sao có những điều làm bạn hạnh phúc lại không mang đến hạnh phúc cho nhiều người khác?

17. Điều gì bạn rất muốn làm nhưng lại không thực hiện? Nguyên nhân nào khiến bạn không thể làm điều đó?

18. Bạn có cố níu kéo điều gì mà đáng lẽ bạn nên để nó ra đi hay không?

19. Nếu phải chuyển đến ở một tỉnh thành hay một đất nước lân cận nơi bạn đang sống, bạn sẽ chọn nơi nào? Và tại sao?

20. Bạn có nhấn nút thang máy nhiều lần khi cần sử dụng không? Bạn có nghĩ làm thế sẽ khiến thang máy đi nhanh hơn không?

21. Giữa một thiên tài suy nghĩ về mọi thứ và một tên khờ ngây thơ vui vẻ, bạn thích trở thành ai hơn?

22. Tại sao bạn trở thành con người bạn bây giờ?

23. Bạn có phải là một người mà bạn muốn kết bạn không?

 

24. Cái nào tệ hơn: một người bạn tốt phải chuyển đi xa hay người bạn tốt ở ngay gần cạnh mà không hề liên lạc?

25. Bạn từng biết ơn điều gì nhất trong cuộc đời mình?

26. Nếu buộc phải lựa chọn một trong hai, bạn thà mất đi toàn bộ ký ức trước đây hay chấp nhận không thể ghi nhớ thêm bất cứ điều gì nữa kể từ giờ phút này?

27. Liệu chúng ta có thể biết được sự thật nếu không để chúng trải qua thử thách trước hay không?

28. Đã bao giờ nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn trở thành sự thật chưa?

29. Quay ngược trí nhớ của bạn về 5 năm trước, liệu bạn có còn nhớ điều gì từng khiến bạn cực kỳ buồn bã? Và trở về hiện tại, đối với bạn nó có còn là vấn đề nữa không?

30. Kỷ niệm hạnh phúc nhất thời thơ ấu của bạn là gì? Tại sao kỷ niệm đó lại đặc biệt với bạn?

31. Lần gần đây nhất bạn cảm thấy mình sống hết mình với những niềm đam mê là khi nào?

32. Nếu không phải ngay bây giờ, vậy thì khi nào nữa?

33. Nếu vẫn chưa đạt được điều này, bạn đã đánh mất những gì trong cuộc sống của mình?

34. Đã bao giờ bạn cùng một ai đó đi dạo trong im lặng và bạn cảm thấy dường như bạn vừa có một cuộc nói tuyệt vời nhất không?

35. Tại sao các tôn giáo đều đề cao tình yêu nhưng vẫn gây ra những cuộc chiến tranh?

36. Liệu chúng ta có thể phân biệt được thiện ác mà không phải trải qua nghi ngờ không?

37. Nếu trúng số 1 triệu USD, bạn có nghỉ việc không?

38. Giữa có ít hơn việc phải làm hoặc có nhiều hơn những việc mà bạn thích làm, bạn lựa chọn vế nào?

39. Bạn có cảm thấy như thể bạn đã trải qua những ngày tương tự như hôm này hàng trăm lần rồi không?

40. Lần cuối cùng bạn ngồi một mình trong bóng tối với một chút ánh sáng nhẹ để suy nghĩ về những điều bản thân thật sự tin tưởng là từ bao giờ?

41. Nếu bạn biết được rằng tất cả những người bạn quen sẽ chết vào ngày mai, vậy hôm nay bạn muốn đi thăm ai lần cuối cùng?

42. Bạn có sẵn lòng đánh đổi 10 năm tuổi thọ cuộc đời lấy sự giàu có, hấp dẫn và nổi tiếng hay không?

43. Sống và tồn tại khác nhau như thế nào?

44. Khi nào bạn ngừng tính toán thiệt hơn để không ngần ngại tiến về phía trước và làm mọi điều bạn cho là đúng?

45. Nếu chúng ta đều rút ra bài học từ thất bại, tại sao chúng ta còn sợ phạm sai lầm?

46. Điều điên rồ nhất bạn sẽ làm là gì nếu bạn biết chắc chắn rằng sẽ không ai đánh giá mình?

47. Lần cuối cùng bạn chú ý đến âm thanh hơi thở của mình là khi nào?

48. Bạn yêu điều gì? Có hành động nào của bạn gần đây bày tỏ tình yêu đó một cách cởi mở không?

49. Trong 5 năm tới, bạn liệu có nhớ được ngày hôm qua bạn đã làm gì không? Vậy ngày hôm trước thì sao? Và ngày trước nữa thì thế nào?

50. Giả sử bây giờ bạn buộc phải ra quyết định. Và câu hỏi là: bạn sẽ quyết định vì bản thân mình hay để những người khác quyết thay cho bạn? Bạn lựa chọn điều gì?

1
26 tháng 1 2019

1, sự trưởng thành

...

50.vì bản thân mình