Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
* Các ý chính của văn bản Hội lồng tồng để đưa vào sơ đồ tóm tắt.
- Thời gian tổ chức:
+ Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh
- Địa điểm tổ chức:
+ Vùng Việt Bắc
- Vùng miền có lễ hội:
+ Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
- Phần cúng tế – lễ:
+ Người dân mang cỗ đến cúng thần nông
+ Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, …
- Phần vui chơi – hội:
+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, …
* Tóm tắt văn bản Hội Lồng tồng bằng đoạn văn:
Hội lồng tồng được tổ chức ở vùng Việt Bắc từ sau Tết Nguyên đán đến Tết Thanh minh à Trong những ngày hội lồng tồng, dân làng mang cỗ đến cúng Thần Nông à Sau lễ cúng người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, các loại bánh, loại rượu làm từ các sản phẩm nông nghiệp à tiếp đó là phần hội với các hoạt động như kéo co, thi bắn, ném còn, múa sư tử và lượn lồng tồng, đáng chú ý nhất là các trò ném còn, múa sư tử và lượn lồng tồng…
Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức: lựa chọn đô vật, nghi lễ bái tổ, nghi thức xe đài và keo vật thờ.
Người dân mong ước mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống ấm no hạnh phúc.
Tuần vừa qua vào ngày 15 tháng 10 năm 2016 liên đội trường THCS Phan Huy Chú đã tiến hành đại hội toàn liên đội với chủ đề :
Măng non đất nước
Tiếp bước cha anh
Làm nghìn việc tốt
Xứng cháu Bác Hồ
Buổi lế diễn ra rất long trọng và ý nghĩa. Đến dự với đại hội có thầy giáo Trần Đức Luyến Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, có chị Đỗ Thị Liên bí thư Thành Đoàn cùng các thầy cô giáo trong BGH, đông đảo các anh chị phụ trách và 999 bạn đội viên trong toàn liên đội.
Các bạn biết không sau phần lễ chào cờ là đến phút tưởng niệm Bác Hồ và màn truyền thống Đội . Trong buổi lễ có rất nhiều hoạt cảnh tái hiện lại những tấm gương anh dũng hi sinh còn ở độ tuổi rất trẻ lứa tuổi đội viên và thanh niên như chúng em bây giờ đó là hình ảnh anh Kim Đồng làm liên lạc, chị Võ Thị Sáu, anh Lê Văn Tám, Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc lấy thân mình lấp lỗ châu mai. xong ấn tượng nhất với em là giai điệu lời bài hát “ Ông tiên ” cùng với điệu múa đài sen dâng Bác em như thấy mình đang được nhìn thấy Bác – thấy Ông tiên từ trên trời xuống căn dặn chúng em phải chăm ngoan học giỏi, xúc động biết bao dù em đã được dự rất nhiều buổi lễ đại hội liên Đội trong đó có màn truyền thống của Đội nhưng ấn tượng nhất với em là buổi lễ đại hội diễn ra ngày hôm nay dưới mái trường THCS Yên Biên này.
Màn truyền thống Đội đã khắc sâu trong tâm hồn em cũng như bao đội viên niềm tự hào về tổ chức Đội. Đó còn là lời dạy, lời động viên khích lệ chúng em tinh thần yêu nước và phát huy truyền thống tốt đẹp của Đội gắn với phong trào học tập là các hoạt động nhân đạo từ thiện, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tô thắm thêm trang sử hào hùng của Đội.
Không gì tự hào hơn khi chúng em đang được tiếp bước gương những người anh hùng nhỏ tuổi em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, giành nhiều hoa điểm mười để dâng tặng các thầy các cô, dâng tặng các anh, các chị đã tiếp thêm sức mạnh cùng nhiều niềm tin cho chúng em.
Kết thúc đại hội liên đội, với nét mặt hân hoan của các bạn đội viên toàn liên đội đồng lòng quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ và chỉ tiêu mà đại hội đề ra, giữ vững thành tích mà liên đội đạt được và luôn là liên đội dẫn đầu về công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Thành phố cũng như của Tỉnh Hà Tĩnh.
À đc thôi mk sẽ giúp cậu ak
* Ca dao,tục ngữ:
Ai về Hậu Lộc Phú Điền
Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.
- Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
- Có chàng Công Tráng họ Đinh
Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây
- Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.
- Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
- Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định )
- Ru con con ngủ cho lành
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.
- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.
( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .
- Từ khi Tự Đức lên ngôi
Vỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liền
Mong cho thiên hạ lòng thuyền
Trong làng lại có chiếc thuyền đi qua.
- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
Làm cho con gái thất kinh thất hồn
Trách lòng biện Nhạc làm kiêu
Làm cho con gái nhiều điều phiền lo.
( Lịch sử thời Tây Sơn - Nguyễn Nhạc làm biện lại ở Huyện )
*Thơ:
THƯƠNG VỀ ĐÀ LẠT
Thơ: Sinh Hoàng
Nhớ Đà Lạt một chiều thông reo nắng
Thác Cam ly chảy mãi những ưu tư
Than Thở ơi phảng phất lớp sương mờ
Xuân Hương đọng những lời thương xứ lạnh
Con dốc dài hút xa trong chiều vắng
Len rừng cây nẻo đồi núi chập chùng
Hoa dã quỳ nở muộn úa chiều đông
Như anh đấy héo lòng thương Đà Lạt
Người em gái tay đan len thoăn thoát
Dệt bao tình ủ ấm gửi cho ai
Em khe khẽ rung lên từng câu hát
Thành phố Buồn, thương cuộc tình phôi phai
Anh vẫn nhớ con đường về Trại Mát
Xuôi con đèo về thăm lại Đơn Dương
Ngả ba Phi Nôm ai chờ ai đứng đợi
Áo len choàng có đủ ấm chiều buông
Đà Lạt ơi! Tạ từ rồi nhớ lắm
Chuông nhà thờ vang vọng mãi trong anh
Chiều về xuôi mây trắng lắm giăng thành
Phía sau ấy một bông hoa...anh nhớ.
ĐÀ LẠT QUÊ TÔI
Thơ: Hoàng Trang
"Cam ly nước chảy về đâu
Cho ta nhắn gởi vài câu tâm tình"
Thác Prenn in dấu đôi mình
Datanla hỡi bóng hình có vương
Mặt hồ gợn sóng Xuân Hương
Ghé thăm trại Mát con đường vòng quanh
Tình yêu thung lũng màu xanh
Đồi thông hai mộ người đành ngẩn ngơ
Lang biang đỉnh núi dệt thơ
Suối vàng níu giữ niềm mơ ngọt ngào
Dốc hồ than thở hôm nao
Còn say bóng nguyệt tơ hào ngọc trâm
Ai về nhớ ghé Tuyền lâm
Qua vùng đất sét đường hầm nhớ thương
Êm đềm thác nhỏ Liên khương
Pongour thác bạc đế vương Lâm đồng
Đa nhim đập nước mênh mông
Suối trào róc rách cho lòng nhớ anh
Quê em đất ngọt an lành
Người ơi hãy ghé nhà tranh em chờ.
tục “bắt chồng” của người Chu Ru, Lâm Đồng
lễ hội cồng chiêng Lâm Đồng
lễ hội Trà của Lâm Đồng
.....................................
Lễ hội đâm trâu
Lễ hội hoa
Lễ hội trà
....