K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2022

a, Thể loại: Truyền kì mạn lục

Xuất xứ: Truyện dân gian ''Vợ chàng Trương''

b, Gợi đến liên tưởng về sự việc: Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời bé Đản, nghi oan cho vợ khiến Vũ Nương phải tự vẫn để giữ gìn danh tiếng.

c, Nguyên nhân:

Do sự bảo thủ, cố chấp của xã hội nam quyền thời trước. 

Do sự ghen tuông mù quáng, hồ đồ của Trương Sinh...

trong bài thơ "lại bài viếng vũ thị",vua lê thánh tông viết :                                                     nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương , miếu ai như miếu vợ chàng trương bóng đèn đầu nhẫn đừng nghe trẻ, cung nước chỉ cho lũy đến nàng "                                                                                                                                                                             câu 1 những câu thơ trên...
Đọc tiếp

trong bài thơ "lại bài viếng vũ thị",vua lê thánh tông viết :                                                     nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương , miếu ai như miếu vợ chàng trương bóng đèn đầu nhẫn đừng nghe trẻ, cung nước chỉ cho lũy đến nàng "                                                                                                                                                                             câu 1 những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã học ? ghi rõ tên tác giả.                                                                       câu 2 nêu rõ tác tình huống trong tác phẩm trê

 

1
27 tháng 10 2021

ai giúp với

 

 

30 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” là một nén hương của Lê Thánh Tông trên đường kinh lí đã ghé qua miếu thờ và viếng Vũ Nương. Giọng thơ nhẹ nhàng, thương cảm. Nhà vua đã ca ngợi tiết hạnh của người phụ nữ bạc mệnh. Bài thơ đã kín đáo nêu lên cho đời bài học về đối nhân xử thế, cẩn trọng nhất là trong đạo vợ chồng. Thấm đẫm vần thơ của Lê Thánh Tông là một tình thương mênh mông. Nó là một trong tác phẩm mở đầu chủ nghĩa nhân đạo trong nền thi ca cổ điển Việt Nam.

26 tháng 8 2016

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

  • Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
  • Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
  • Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

  • Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
  • Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
  • Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
  • Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
  • Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
  • Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
  • Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
  • Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
  • Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
16 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

 

Tôi là Trương Sinh, quê ở Nam Xương. Trong làng có người con gái xinh đẹp, nết na. Tôi hài lòng về vợ mình lắm, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp, thùy mị như vậy sẽ nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn, gia đình tôi luôn được êm đềm, yên ấm. Bởi vậy, tôi càng yêu nàng hơn.

Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc chẳng được bao lâu, chiến tranh xảy ra, tôi đứng đầu trong danh sách đi lính. Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Những năm tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh nhanh kết thúc để tôi được trở về bên gia đình.

Ba năm chiến tranh qua đi, tôi về nhà lòng đầy hứng khởi, mong nhớ. Nhưng ngày tôi về lại ấp xuống biết bao tai họa. Mẹ tôi vì thương nhớ tôi quá nhiều mà sinh bệnh nên đã mất. Tôi bế đứa con nhỏ hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản khóc lớn, không chịu đi cùng tôi, tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên, sững sờ, tim bỗng nhói đau, máu ghen trong người nổi lên, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Thằng bé hồn nhiên đáp lại:

- Đêm nào cũng có một người đến, mẹ ngồi người đó cũng ngồi, mẹ đi người đó cũng đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đản cả.

Đến giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, vợ tôi thảo hiền, nết na chỉ là cái vỏ bề ngoài. Tôi đi lính đã lập tức thất tiết với tôi. Tôi nổi giận đùng đùng, về nhà đánh đuổi vợ tôi đi. Nàng tha thiết van xin:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Nhưng những lời nàng đối với tối lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phát đi và dùng những lời lẽ đay nghiến, trì triết để đuổi nàng đi. Giá lúc ấy tôi bình tĩnh hơn, nói rõ nguyên do cho nàng giải thích thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh li tán như ngày hôm nay.

Uất ức vì không được giãi bày, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và tìm đến bến sông Hoàng Giang để tự vẫn nhằm minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ sự tình nhưng biết vợ tự vẫn cũng hết sức đau lòng, tôi ra bến sông để vớt xác nhằm chôn cất nàng chu đáo nhưng không tài nào tìm thấy, tôi và con đành trở về nhà.

Cuộc sống một mình gà trống nuôi con quả chẳng dễ dàng, đêm ấy tôi thắp đèn bỗng bé Đản reo lớn:

- Cha Đản lại đến kìa. Chính là người cha vẫn đến cùng mẹ đó.

Bấy giờ tôi mới biết mình đã nghi oan cho vợ. Trong những ngày xa tôi, vì thương nhớ và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đản được nhận tình yêu đủ đầy của cha và mẹ mà nàng đã trỏ bóng mình bảo cha Đản. Tôi lại ghen tuông mù quáng, nghe lời đứa trẻ ngây thơ, không tìm hiểu rõ nguồn cơn nên đã gây nên cái chết oan nghiệt cho nàng. Tôi ân hận lắm.

Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua. Bỗng một hôm Phan Lang người cùng làng tôi mang chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng đến và nói lời Vũ Nương nhắn gửi, bảo tôi lập đàn giải oan trên sông, đốt cây đăng chiếu xuống nước để Vũ Nương trở về. Tôi nghe xong bán tín bán nghi, nhưng nhìn chiếc hoa đúng là của vợ tôi thật. Tôi đành lập một đàn giải oan trên sông, Vũ Nương trở về thật, nhìn thấy tôi nàng đã nói:

- Thiếp cảm tạ tấm lòng chàng, ơn đức Linh Phi cứu mạng thiếp đã hứa sẽ ở đó cùng Linh Phi, sông chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về nhân gian được nữa.

Tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi nàng, Vũ Nương đã biến mất...

Nàng trở về chẳng hề trách cứ, oán thán tôi một lời. Điều ấy càng làm tôi đau đớn, day dứt hơn. Chỉ một phút nóng nảy, chỉ vì tính ghen tuông tôi đã cướp đi tình yêu thương của mẹ mà bé Đản vốn được hưởng, và tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình, mất người vợ thảo hiền, dịu dàng. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ, và mãi mãi không quên nàng.

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a) Lời nói của Vũ Nương với Trương Sinh thể hiện những phẩm chất nào của nàng?
b) Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao?
c) Viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ tương phản (gạch dưới câu ghép đó).

2
2 tháng 5 2018

a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.

b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:

-  Là một cái kết có hậu:

+ Vũ Nương được cứu sống.

+ Được sống bất tử, giàu sang.

+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.

-  Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là  tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

2 tháng 5 2018

Đoạn văn tự viết nhé em!