K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ ) có sử dụng những phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự

14 tháng 8 2018

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ ) có sử dụng những phương thức biểu đạt : Tự sự + biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng văn xuôi tự sự còn sống mãi với thời gian.

Cái bóng là chi tiết có ý nghĩa và đáng giá nhất trong truyện. Vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và nói dối con đó là cha nó. Đó là lời nói dối hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng chính cái bóng ấy, nàng bị hàm oan không chung thủy và giữ gìn đạo làm vợ ( câu bị động ). Trương Sinh chưa kịp làm rõ ràng mọi chuyện đã vu khống Vũ Nương khiến nàng phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện mãi sau này Trương Sinh thấu hiểu nỗi oan khuất của vợ cũng. Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã tô đậm cái chết của Vũ Nương thêm oan ức. Có thể nói cái bóng ấy có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn. Ôi! Thật tiếc thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh như Vũ Nương hết lòng vì chồng con lại nhận một cái kết ngang trái đến như vậy ( câu cảm thán). Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho minh oan cho sự trong sạch của Vũ Nương.

   Cái bóng là chi tiết có ý nghĩa và đáng giá nhất trong truyện. Vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và nói dối con đó là cha nó. Đó là lời nói dối hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng chính cái bóng ấy, nàng bị hàm oan không chung thủy và giữ gìn đạo làm vợ ( câu bị động ). Trương Sinh chưa kịp làm rõ ràng mọi chuyện đã vu khống Vũ Nương khiến nàng phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện mãi sau này Trương Sinh thấu hiểu nỗi oan khuất của vợ cũng. Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã tô đậm cái chết của Vũ Nương thêm oan ức. Có thể nói cái bóng ấy có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn. Ôi! Thật tiếc thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh như Vũ Nương hết lòng vì chồng con lại nhận một cái kết ngang trái đến như vậy ( câu cảm thán). Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho minh oan cho sự trong sạch của Vũ Nương.

10 tháng 5 2021
Gợi ý trả lời

​Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

1. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.

2. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.

4. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

5. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.

10 tháng 5 2021

Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:

-. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.

-. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

-. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.

-. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

-. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.

                  
3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.

10 tháng 5 2021

​1. Các chi tiết kì ảo là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

10 tháng 5 2021

+ Các chi tiết kì ảo là :

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

+ Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo ;

- các chi tiết kì ảo làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì .

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương:  là người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

4 tháng 7 2023

 

Gợi ý cho em các ý để em viết:

MB: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền Kì Mạn lục

TB:

Nêu lên vấn đề cần bàn luận trong đoạn văn: Vẻ đẹp thủy chung, người mẹ thương con, lòng hiếu thảo của Vũ Nương. 

Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương: 

+ Ngoại hình

+ Phẩm chất

Bàn luận:

Trong đoạn trích, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của VN trong hoàn cảnh:

Chồng chuẩn bị lên đường đi đánh giặc, còn mẹ chồng già và con nhỏ.

Trước khi chồng lên đường, nàng dặn rằng: ''Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.'' 

=> Cho thấy VN là người vợ yêu thương chồng, không màng công danh, lợi lộc. 

Chồng đi, nàng sinh con ra, một mình thay chồng nuôi dạy con.

=> Người mẹ thương yêu con

Mẹ chồng ốm ''Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.''

Mẹ chồng hiểu lòng nàng, thương nàng: ''Chồng con nơi xa xôi không biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.''

Mẹ chồng mất ''Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.''

=> Người con dâu hiếu thảo, hết lòng chăm sóc như cha mẹ ruột. 

Cảm nghĩ của em về Vũ Nương?

Kết bài. 

_mingnguyet.hoc24_

21 tháng 10 2021

huhu ai cứu em với

 

28 tháng 10 2021

bạn ơi nếu bạn chép rồi cho mình xin luôn cx đc