K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tk:

  1. Quan hệ hỗ trợ:

    • Quan hệ hỗ trợ là khi các sinh vật cùng loài hoặc khác loài hợp tác với nhau để đạt được lợi ích chung.
    • Ví dụ:
      • Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ. Nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
      • Cây nắp ấm bắt côn trùng, giúp kiểm soát số lượng côn trùng trong quần xã.
  2. Quan hệ đối kháng:

    • Quan hệ đối kháng là khi các sinh vật cùng loài hoặc khác loài cạnh tranh hoặc tác động tiêu cực lẫn nhau.
    • Ví dụ:
      • Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
      • Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu và nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
      • Rận và bét sống bám trên da trâu bò, hút máu của chúng.
      • Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

 

 
CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
22 tháng 6

Nhìn chung quan hệ cạnh tranh là khốc liệt nhất vì trong mối quan hệ này ít nhất có sự tham gia của hai hay nhiều loài thì tất cả đều bị hại và có thể dẫn đến loại trừ lẫn nhau.

Trong quan hệ kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác thì ít nhất một bên đã được lợi và như kí sinh thường không giết chết ngay vật chủ.

Ức chế - cảm nhiễm thường chỉ có một bên bị hại và cũng chưa chắc đã gây chết. Tuy nhiên một số trường hợp mối quan hệ này có thể gây chết hàng loạt và ảnh hưởng diện rộng với nhiều loài. Ví dụ: tảo giáp nở hoa tiết chất độc khiến nhiều loài cá, tôm chết hàng loạt.

Như vậy: Có thể thấy không có khẳng định nào là chính xác nhất để trả lời cho câu hỏi trên vì nó tùy vào từng trường hợp cụ thể.