Cô Ngọc Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Cô Ngọc Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Số Nu tổng đoạn DNA = 4080 : 3,4 x 2 = 2400. Có 2A + 2G = 2T + 2C = 2400

Mà G = C = 450 thì loại Nu không bổ sung là A = T = (2400 - 2 x 450) : 2 = 750

1 tế bào phân chia 1 lần ra 2 tế bào con.

1 tế bào phân chia 2 lần ra 2 x 2 = 22 =4 tế bào con.

1 tế bào phân chia 3 lần ra 2 x 2 x 2 = 23 = 8 tế bào con.

Vậy a tế bào phân chia n lần ra a x 2n tế bào con.

a. Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T, G liên kết C thì trình tự mạch còn lại là: -GGCTACCTGACGT-

b. Đoạn DNA trên có số A = T = 5, G = C = 8 suy ra số liên kết hydrogen = 2A + 3G = 2 x 5 + 3 x 8 = 34.

Gợi ý thiết kế thí nghiệm như sau: Em có thể sử dụng hạt đang nảy mầm (vì hạt đang nảy mầm có cường độ hô hấp tế bào rất mạnh), cho vào một bình thủy tinh kín có cắm cặp nhiệt độ. Dùng bông gòn ẩm đậy kín miệng bình và đặt bình vào trong 1 thùng xốp chứa đầy mùn cưa để hạn chế thoát nhiệt ra môi trường. Sau khoảng 1 - 2 giờ em quan sát lại cặp nhiệt độ, nếu tăng thì chứng tỏ nhiệt được tạo ra trong hô hấp tế bào. Ngoài ra em có thể làm thêm 1 thí nghiệm nữa song song cùng thí nghiệm trên nhưng sử dụng hạt đang nảy mầm đã được luộc chín (hạt không hô hấp tế bào nữa) để chứng minh nếu không hô hấp tế bào thì không sinh ra nhiệt lượng.

Mục đích của việc ăn là để cung cấp nguồn năng lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ (carbohydrate, protein,...) cho cơ thể. Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa và các bào quan trong tế bào phân giải để tạo ra ATP - năng lượng cho não bộ, các hệ cơ quan hoạt động. Khi đói là cơ thể thiếu năng lượng nên cơ thể sẽ mệt mỏi, không muốn hoạt động.

Phân tử DNA có 2 mạch kép nên khi cắt đôi sẽ có 2 cách cắt:

- Nếu cắt theo chiều dọc (tức chúng cắt đứt các liên kết hydrogen và chia phân tử DNA thành 2 mạch đơn) phân tử thì mỗi nửa sẽ mang 1 mạch đơn nên số nucleotide 4 loại A, T, G, C có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau tùy vào mỗi loại phân tử DNA.

- Nếu cắt theo chiều ngang (tức chúng cắt đứt các liên kết phosphodiester - LK cộng hóa trị trên mạch polynucleotide) phân tử thì mỗi nửa sẽ mang cả 2 mạch đơn. Do DNA cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên ở mỗi nửa, số nu loại A luôn bằng T và G luôn bằng C.

Từ những thông tin trên, suy ra enzyme K cắt theo kiểu phá vỡ liên kết hydrogen còn enzyme H cắt theo kiểu phá vỡ liên kết phosphodiester trên cùng 1 mạch.

Nồng độ muối ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu máu và điều hòa lượng nước trong cơ thể. Nếu mất cân bằng nồng độ muối, ví dụ như nồng độ muối trong máu quá cao thì cơ thể sẽ bị mất nước, tăng huyết áp,... dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim...

Nồng độ đường trong máu tương tự, nếu quá cao sẽ dẫn tới đái tháo đường, còn quá thấp dẫn tới hạ đường huyết do không đủ glucose cung cấp năng lượng cho não bộ và các tế bào hoạt động.

Tế bào sinh dưỡng phân bào nguyên phân 1 lần tạo được 2 tế bào con thì sau 2 lần phân chia sẽ tạo được 2 x 2 hay 22 = 4 tế bào con em nhé.

Một số điểm khác nhau về cấu trúc:

1. Tế bào TV có thành tế bào bằng cellulose nên có hình dạng cố định, tế bào ĐV không có thành tế bào cellulose nên hình dạng mềm dẻo, không cố định.

2. Tế bào TV có thêm bào quan lục lạp, tế bào ĐV không có.

3. Tế bào TV có không bào lớn, tế bào ĐV không có/có không bào nhỏ.

4. Tế bào TV không có trung thể, có rất ít hoặc không có lysosome, còn tế bào ĐV có nhiều lysosome và có trung thể.

1. Cấu tạo:

- Kính lúp là một dụng cụ quang học đơn giản dùng để phóng đại hình ảnh của vật nhỏ. Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Các bộ phận chính của kính lúp bao gồm:

- Thị kính: Là thấu kính hội tụ, thường được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa trong suốt, có hai mặt lồi.

- Khung kính: Được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có tác dụng bảo vệ thị kính và tạo thành tay cầm.

- Tay cầm: Giúp cầm nắm và điều chỉnh kính lúp dễ dàng.

2. Cách sử dụng:

- Để sử dụng kính lúp, bạn cần thực hiện các bước sau:

+ Cầm kính lúp: Cầm chắc tay cầm của kính lúp. Đặt kính lúp gần vật cần quan sát.

+ Điều chỉnh khoảng cách: Từ từ di chuyển kính lúp ra xa hoặc lại gần vật cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét nhất.

3. Cách bảo quản:

- Lau chùi kính thường xuyên: Sử dụng khăn mềm, sạch để lau chùi kính lúp, tránh để bụi bẩn bám vào mặt kính.

- Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng: Nếu kính lúp bị bẩn, bạn có thể sử dụng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng để lau chùi.

- Tránh va đập: Kính lúp được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, dễ vỡ nên cần tránh va đập mạnh.

- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát: Không để kính lúp ở nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không để mặt kính tiếp xúc với các vật nhám, bẩn để tránh làm trầy xước kính.