Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh.
Đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
- Tiền đề kinh tế dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày một thể hiện sự phát triển vượt bậc rõ rệt. Các công trường thủ công phổ biến mạnh mẽ ở phía Bắc.Còn ở miền Nam, kinh tế về đồn điền, trang trại được đầu tư và có những chuyển biến rõ rệt.
- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.
Cuối thế kỉ XVIII, công - thương - nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Các trang thiết bị, máy móc được sử dụng ngày một nhiều với những cải tiến phù hợp với nhu cầu sản xuất. Còn về ngoại thương có bước tiến mới, các công ty ở Pháp đẩy mạnh thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Âu và châu Á.
Tham khảo:
Vào hậu kì trung đại, chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu bộc lộ nhiều khủng hoảng sâu sắc. Các vương triều phong kiến vẫn duy trì chế độ quân chủ độc đoán, nắm giữ cả vương quyền và thần quyền, với công cụ thống trị gồm quân đội, cảnh sát và nhà thờ.
Tình hình chính trị rối ren. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: quý tộc mới, tư sản, chủ nô. Các giai cấp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ mới tiến bộ hơn.
Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.
Tham khảo:
Tiêu chí | Nội dung |
Tiền đề | - Tiền đề kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quyền thực dân. - Tiền đề chính trị: chính sách cai trị của nhà nước phong kiến hoặc chính quyền thực dân đã gây sự bất mãn cho các tầng lớp nhân dân. - Tiền đề xã hội: bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân, trong xã hội các nước Âu - Mỹ đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới.... Họ đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân. - Tiền đề tư tưởng: Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán những giáo lí lạc hậu quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ thúc đẩy xã hội phát triển. |
Mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. |
Nhiệm vụ | - Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung. - Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu. |
Lãnh đạo | - Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. |
Động lực | - Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp tiến hành cách mạng, bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…). |
Kết quả | - Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. - Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau. |
Ý nghĩa | - Cách mạng tư sản thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự ra đời của chế độ tư bản chủ nghĩa. - Các bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố trong hoặc sau cách mạng mang tư tưởng tiến bộ về dân tộc, quyền con người, quyền công dân. Do đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mĩ Latinh. |
Tham khảo:
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:
+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.
Tham khảo:
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:
+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.
Tham khảo:
- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Anh:
+ Đầu thế kỉ XVII, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I. Nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và là chỗ dựa của tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh.
+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
- Tiền đề chính trị dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ. Ví dụ như: đạo luật về ruộng đất năm 1763 ngăn cấm dân di cư về phía tây; các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng; luật tem thuế năm 1765 đánh vào các hàng nhập khẩu,...
+ Những chính sách cai trị và đạo luật hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ, làm cho quan hệ giữa chính quốc với nhân dân thuộc địa ngày càng trở nên căng thẳng.
- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của giai cấp tư sản.
Nội dung | Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ | Cách mạng tư sản Pháp |
Mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc; - Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Giành độc lập dân tộc; - Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc. - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Hình thành thị trường dân tộc thống nhất; - Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. - Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; - Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. |
Giai cấp lãnh đạo | Giai cấp tư sản và quý tộc mới | Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô | Giai cấp tư sản |
Động lực | Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…) | ||
Kết quả | - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản. |
Ý nghĩa | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. |
Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng.
Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.
#Tham khảo
- Tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản: để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
+ Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh).
+ Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Am-xtec-đam, Luân Đôn,...
Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp
=> Sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội.