K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

Quá trình hình thành tổ chức ASEAN:

Bối cảnh lịch sử: Thập niên 1960:
- Chiến tranh Lạnh, sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
- Nhu cầu hợp tác và liên kết khu vực để phát triển kinh tế và bảo vệ độc lập.
- Khát vọng hòa bình, ổn định và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á.
Thành lập: Ngày 8/8/1967: 5 nước sáng lập: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan ký Tuyên bố thành lập ASEAN tại Bangkok.
Mục tiêu:
+ Thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội và duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
+ Tạo nền tảng cho sự phát triển của ASEAN sau này.
- Mở rộng thành viên:

+ Brunei (1984)
+ Việt Nam (1995)
+ Lào, Myanmar (1997)
+ Campuchia (1999)
=> Hoàn thành mục tiêu thành lập một ASEAN thống nhất với 10 quốc gia.

6 tháng 12 2019

Đáp án C

Sự ra đời của ASEAN bắt nguồn từ lí do quan trọng nhất là nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực trong quá trình xây dựng đất nước sau khi giành độc lập, nhằm khắc phục những khó khăn trong thời kì phát triển. Trong quá trình mở rộng thành viên, mặc dù có gặp một số cản trở, đặc biệt là vấn đề Campuchia, các nước nước ASEAN và các nước Đông Dương với sự giúp đỡ của quốc tế đã giải quyết vấn đề này, tiếp tục mở rộng thành viên, thực hiện mục tiêu ban đầu của tổ chức này, đồng thời cùng nhau ứng phó với những biến đổi của thế giới.

29 tháng 2 2016

  Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị đã có quá trình phát triển hơn nửa thế kỉ với những mốc chính:

1951, “Cộng đồng than-thép châu Âu” được thành lập với sự tham gia của 6 nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.

 1957, 6 nước trên đã kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

 Đến 1967, 3 tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 Ngày 7-12-1991, các nước EC kí Hiệp ước Maaxtrích (Hà Lan) có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước.

Liên minh châu Âu từng bước đi tới hợp nhất (nhất thể hóa) về chính trị và kinh tế như: có một Nghị viện châu Âu (từ 1979), một đồng tiền chung phát hành (đồng Ơrô – Euro, từ ngày 1-1-1999) và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng.

 Ngày nay, Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới, có trình độ khoa học -kĩ thuật tiên tiến nhất. 

Năm 1990, quan hệ EU –Việt Nam chính thức được thiết lập 

18 tháng 12 2016

 

Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU

Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực. Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một minh chứng điển hình. Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị của người Pháp.

Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang. Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia - dân tộc tực coi mình là thượng đẳng - Đức quốc xã.

Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá. Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế. “Cộng đồng than và thép Châu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức. Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉ thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên. Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU được nhắc tới. Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toàn Châu Âu.

11 tháng 2 2022
11 tháng 2 2022

sai rồi bạn

22 tháng 9 2019

Đáp án A

5 tháng 8 2018

- Các nước trong khu vực nhận thấy cần phải có sự liên kết, hợp tác để cùng phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngòa đối với khu vực.

- Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác trên thế giới

- 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (với sự tham gia của 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philipin). Tổ chức mở rộng dần với sự tham gia của các nước thành viên.

Nội dung của hiệp ước Bali:

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tránh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

31 tháng 10 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

6 tháng 8 2017

Đáp án B

13 tháng 7 2018

Đáp án B

Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh => Sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN

30 tháng 3 2016

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

      ASEAN ra  đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
       - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
       - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

       - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
       - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
b.  Quá trình phát triển:

   + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
   + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
    - 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
      * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

        + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

         + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

        + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

        + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

        + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

       - Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

      - Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

      => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

  c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

* Cơ hội:

   +  Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

  + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

   +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

      +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

  +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

 * Thách thức:

  + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

      + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

       + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

30 tháng 3 2016

- Sau khi giành độc lập, 5 nước đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Từ những năm 60 – 70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngoại thương.

- Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao: Inđônêxia 7%, Malaixia là 7.8%, Philíppin là 6.3%; Thái Lan là 9% , Xingapo là 12%.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD.

10 tháng 1 2018

- Ngày 18/4/1951: sáu nước Tây Âu đã thành lập “Cộng đông than-thép châu Âu”, tiếp đó “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập. Ba tổ chức hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- Các nước EC kí hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu. (Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, nâng số thành viên lên 25 nước.)

- 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

- 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.

- 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô được phát hành, 1/1/2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.

Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.