K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018

- Các nước trong khu vực nhận thấy cần phải có sự liên kết, hợp tác để cùng phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngòa đối với khu vực.

- Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác trên thế giới

- 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (với sự tham gia của 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philipin). Tổ chức mở rộng dần với sự tham gia của các nước thành viên.

Nội dung của hiệp ước Bali:

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tránh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

1 tháng 5 2019

Đáp án D

Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (2/1976) vì:  Hiệp ước Bali  xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển

5 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh ra đời :

- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan

* Mục tiêu :

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

*Quá trình phát triển :

- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.

- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.

* Với Việt Nam

- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa  nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.

23 tháng 11 2023

Tham khảo
.
 Trình bày sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng ở nước ta từ 1925 – 1929?
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

a) Sự thành lập

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

 b) Hoạt động

- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).

- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

+ Ra báo Thanh niên (6 - 1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
loading...

 

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a) Thành lập

- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.

- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

b) Hoạt động

- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.

- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.

10 tháng 7 2019

Đáp án: D

25 tháng 8 2019

Đáp án D

Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển.

=> Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào nhiều nước Đông Nam Á đang gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.

8 tháng 10 2018

Đáp án: C

25 tháng 1 2016

1.    Hoàn cảnh  :

–    Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
–    Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

2.    Nội dung hội nghị :

Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ai Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930.
–    Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị..
–    Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam).
–    Ngày 08/02/1930, các đại biểu về nước. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh đình Cửu đứng đầu.
–    Ngày 24/02/1930, đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam. Sau này, đại hội toàn quốc lần thứ III của đảng Lao động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập đảng.

3.    Ý nghĩa của Hội nghị :

Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng, thông qua đường lối Cách mạng (tuy còn sơ lược).

4.    Nguyên nhân thành công của hội nghị :

Giữa các đại biểu các tổ chức không có mâu thuẩn về ý thức hệ, đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của quốc tế Cộng sản.  đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn của Cách mạng lúc đó.

25 tháng 9 2019

Đáp án C

14 tháng 11 2018

Đáp án B

Sự ra đời của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức hiệp ước Vacsava (1955) đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai phe, hai cực, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.