Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
sông hồng
sô hương
sông cà lồ
sông hậu
sông cửu long
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
Sông Hồng
Sông Hương Sông Cửu Long
Sông Cà Lồ
sông Hậu
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Cho đến nay, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật chèo khẳng định chính xác là nghệ thuật chèo ở Việt Namon> ra đời từ bao giờ. Giáo sư Hà Văn Cầu, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật chèo của Việt Nam và cũng là người Thái Bình đã cho rằng Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm người làng Phúc Khê (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã viết lời đề tựa cho Hý phường phả lục. Trong lời tựa có viết: ”Chèo không sinh ra ở một thời, không sinh ra từ một người, từ một địa phương”. Giáo sư Hà Văn Cầu cũng cho biết sách Hý phường phả lục đã chép về các vị tổ nghề chèo trong đó có Ðào Văn Só, quê ở đất Ðằng châu (nay thuộc vùng đất của các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình), Ðặng Hồng Lân quê ở Ða Cương hương (nay thuộc vùng đất phía bắc tỉnh Thái Bình), Ðào Nương quê ở huyện Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình)… ba vị này đều là bạn nghề sống vào thời Ðinh (thế kỷ X). Tục thờ tổ nghề hát vốn xưa có ở một số làng thuộc các huyện Ðông Hưng, Thái Thụy, Hưng Hà. Lệ tế tổ chèo trước đây thường được những người hành nghề chèo duy trì hàng năm. Ðình làng Hoàng Quan nay thuộc xã Ðông Cường thờ Thành hoàng làng là tổ nghề hát, dân làng vẫn gọi là bà Ðầu, bà Ðào hoặc bà Ðào Nương. Làng Ðống nay thuộc xã Ðông Các xưa có gò Con Hát. Làng Thượng Liệt nay thuộc xã Ðông Tân xưa có đường Con Hát. Sách Tiên Hưng phủ chí do Phạm Nguyên Hợp biên soạn vào năm 1928 đã xếp ca hát (hát chèo và hát ca trù) là một nghề của phủ Tiên Hưng. Ngày nay các làng xã thuộc phủ Tiên Hưng có khá nhiều nghệ sỹ hoạt động chèo nổi danh trong nước, trong tỉnh.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội truyền thống của hầu hết các làng ở Thái Bình đều có hát chèo. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong khi nghệ thuật chèo ở nhiều tỉnh sa sút vì bị các loại hình sân khấu khác như tuồng, cải lương lấn át thì ở Thái Bình các gánh chèo vẫn tồn tại và phát triển. Khi nói đến những tác giả có công đầu trong việc chấn hưng chèo đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu không thể không nhắc đến hai tác giả lớn đã từng cộng tác với nhau là Nguyễn Ðình Nghị (quê Hưng Yên) và Nguyễn Thúc Khiêm (1878 - 1941) quê làng Hoàng Nông, nay thuộc xã Ðiệp Nông huyện Hưng Hà, Thái Bình). Từ những thành quả điều tra, sưu tầm, nghiên cứu của giới nghiên cứu sân khấu trong, ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua về chèo ở Thái Bình và bằng thực tế hoạt động chèo đã và đang tồn tại, phát triển sống động trên đất Thái Bình, bằng quá trình tác động của chèo Thái Bình với sân khấu chèo cả nước trong nhiều thập kỷ qua cho phép chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định Thái Bình là đất chèo, là một trong những cái nôi sinh ra nghệ thuật chèo.
Cho đến nay, trong tâm thức của nhiều người dân trong cả nước thì chèo là “đặc sản” của Thái Bình. Chỉ có điều là do phương tiện ghi âm, ghi hình những năm trước đây chưa phổ biến nên những giọng hát, lối hát của các lớp nghệ nhân chèo trước đây thường ít được bảo lưu. Có chăng chỉ được miêu thuật, lưu truyền bằng chữ viết. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng nghệ thuật chèo vốn được phát triển theo hệ thống mở. Mở cả về không gian phát triển và hình thức diễn xướng. Cũng một làn điệu, một tích trò nhưng mỗi vùng, mỗi gánh thậm chí là mỗi nghệ nhân lại có lối hát, lối diễn khác nhau.
Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), trong số hơn 50 nghệ nhân chèo ở các địa phương được Ban nghiên cứu chèo Trung ương mời lên để ghi âm ghi hình có 20 nghệ nhân chèo ở Thái Bình, chưa kể 5 nghệ nhân đã tham gia Ðoàn chèo Trung ương vào năm 1959. Trong số này, người cao tuổi nhất là nghệ nhân Nguyễn Mầm sinh năm 1895, người ít tuổi nhất là nghệ nhân Vũ Thị Từ (tức Hữu) sinh năm 1921, có những nghệ nhân thực sự đáng tôn vinh là bậc đại thụ của ngành chèo ở thế kỷ XX như Nguyễn Mầm, Nguyễn Tích, Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ), Trần Văn Linh (tức Hai Sinh), Cao Kim Trạch… Trong danh sách 25 vị nghệ nhân chèo thuở ấy thì nghệ nhân Nguyễn Mầm và nghệ nhân Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ) đã được Nhà hát chèo Việt Nam đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào trước năm 2000. Nghệ nhân Phạm Văn Ðiền và nghệ nhân Cao Kim Trạch đã được Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình và Sở VH-TT-DL tỉnh Thái Bình đề nghị Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2005 (đây là hai nghệ nhân chèo duy nhất của cả nước được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian).
Năm 1995, Viện Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã phối hợp với Sở VH-TT-DL Thái Bình triển khai Dự án điều tra, sưu tầm khôi phục một số làng chèo cổ truyền của Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy, trước Cách mạng Tháng Tám - 1945, ở Thái Bình ngoài những làng có tổ chức hát chèo, diễn chèo theo lối “cây nhà, lá vườn” không ra ngoài hành nghề kiếm sống thì có tới 46 phường, hội, gánh chèo do các ông trùm đứng ra thành lập, duy trì hoạt động trong và ngoài tỉnh để sinh sống bằng nghề chèo. Mỗi phường, hội, gánh đều có “đất diễn” riêng ở một số hội làng trong và ngoài tỉnh. Nếu nói đến các làng chèo nổi tiếng trên đất chèo Thái Bình, không thể không điểm đến ba làng Hà Xá (Hưng Hà), Khuốc (Ðông Hưng) và Sáo Ðền (Vũ Thư) mà có người vẫn gọi là ba chiếng chèo cổ của Thái Bình. Vào trước Cách mạng Tháng Tám ở làng Khuốc có nhiều gánh chèo trong đó có gánh của nghệ nhân Vũ Văn Ðối tục gọi là Ba Ðối đã từng diễn cho vua Bảo Ðại xem. Bảo Ðại đã thán phục tài nghệ của cụ Trùm Ðối và phong cho danh hiệu Ðệ nhất chánh quản ca hạng Bắc Kỳ rồi tự tay gắn mề đay cho cụ.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các gánh chèo không còn điều kiện tồn tại như trước. Trong khí thế xây dựng đời sống mới của những ngày đầu độc lập, nhiều xã đã thành lập được đội văn nghệ diễn cả chèo và tuồng. Kháng chiến chống Pháp ập đến, nhiều nghệ nhân chèo đã tham gia công tác tuyên truyền như nghệ nhân Cao Kim Trạch đã gây dựng đội chèo xã Thái Sơn huyện Thái Thụy. Một số nghệ nhân đã tham gia đoàn văn công quân khu Tả ngạn. Ở vùng giải phóng, các chiến sĩ tuyên truyền vẫn dùng chèo làm phương tiện cổ vũ kháng chiến và làm công tác địch vận. Sân khấu chèo Thái Bình phát triển nở rộ. Hầu như thôn xóm nào cũng có tổ (đội) chèo. Có xã các em thiếu nhi còn nhỏ tuổi đã có thể diễn những vở chèo dài có những điệu hát khó như vở Tấm Cám. Những năm đó, các đoàn chèo chuyên nghiệp diễn ở Thái Bình, trên sàn diễn các diễn viên hát thì ở dưới sàn diễn thiếu nhi và mọi người nhẩm theo.
Năm 1959, Ðoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Bình được thành lập. Ðoàn đã sớm khẳng định được vị thế. Nếu không kể đến danh tiếng của lớp nghệ nhân tham gia trong những năm đầu khi Ðoàn mới thành lập thì những nghệ sĩ ưu tú của đoàn như Ðăng Tỉnh, Mạnh Tường, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền, Minh Nhương… cũng đáng được xếp vào hàng có danh vọng trong sân khấu chèo Việt Nam thế kỷ XX. Một số vở chèo cổ mang tính kinh điển chèo đã được Nhà hát chèo Thái Bình dàn dựng, khôi phục khá thành công như Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Tống Trân Cúc Hoa… Từ sau năm 1975, Ðoàn chèo của tỉnh có đất diễn để khẳng định mình, được tỉnh chú trọng đầu tư về mọi mặt, là đoàn chèo mạnh trong sân khấu chèo chuyên nghiệp của cả nước. Năm 2004, Ðoàn được nâng cấp thành Nhà hát. Phong trào hát chèo, diễn chèo trong các tầng lớp nhân dân được phát triển sang một thời kỳ mới. Trong hơn hai thập kỷ qua, ở Thái Bình có hơn 200 hội làng truyền thống lần lượt được khôi phục và rất ít hội thiếu vắng tiếng trống chèo. Việc dạy hát chèo, diễn chèo được các địa phương trong tỉnh coi là một hoạt động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.
Các đội Thông tin lưu động cấp huyện ra đời đã tạo cho hoạt động chèo có điều kiện phát triển. Nắm bắt nhu cầu sáng tạo và thưởng thức chèo của công chúng, ngành VHTT đã giao cho Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh chỉ đạo hệ thống nhà văn hóa trong tỉnh triển khai các lớp tập huấn cho đội ngũ tác giả, đạo diễn không chuyên, mở các lớp dạy hát chèo cho những người yêu thích chèo trong các thôn làng, tổ chức liên hoan các giọng hát hay, tay đàn giỏi từ cơ sở lên tỉnh. Các đội Thông tin lưu động thường xuyên dàn dựng các hoạt cảnh chèo đi tham dự hội thi, hội diễn trong, ngoài tỉnh và đi diễn ở cơ sở. Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình đã khẳng định được “thương hiệu” đào tạo diễn viên, nhạc công chèo cho cả nước.
Việc mở lớp dạy hát chèo thường xuyên được các địa phương trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn được đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu lạc bộ chèo được thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nước. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nước đều có người Thái Bình. Có không dưới 30 nghệ sĩ chèo của cả nước được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vốn là người Thái Bình.
Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xưa và nay vẫn sâu rễ, bền gốc ở vùng quê từng được gọi là đất chèo. Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
ký tên
NGA
Dương Quỳnh Nga
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
hãy chọn và thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường em và nhiều người qua tâm để thuật lại sự kiện đó. trình bày viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin. nhanh với ạ
Mong bạn thông cảm mình mới học lớp 3 nên mình không thể giải
Mong bạn hiểu cho
Để mình cố tìm cách xem sao
Mình mong có thể giúp bạn
Ủa lớp 3 mới cấp một thui mà sao có bài cấp 2 được dị ? (o_o) (?_?)
Quê em có con sông Như Nguyệt. Sau đây là truyền thuyết của con sông này:
Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy cua tướng Quách Ọuỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúns túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.
Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.
Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.
Quê em là một miền quê nghèo ở đồng bằng Bắc Bộ, tuy không có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được nhiều người biết đến nhưng vẻ đẹp thanh bình của làng quê, đặc biệt là vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín luôn khiến em tự hào và muốn giới thiệu cho mọi người cùng biết khi nói về quê hương mình. Cánh đồng lúa quê em vào mùa thu hoạch như được khoác lên mình bộ quần áo mới rực rỡ, xinh đẹp. Những thửa ruộng san sát nhau làm cho cánh đồng trở rộng lớn hơn như tấm thảm khổng lồ trải dài đến tận phía cuối chân trời. Những bông lúa chín trĩu bông cùng hương thơm của lúa mới thoang thoảng trong không gian mang đến cảm giác xuyến xang, thân thuộc đến lạ. Xa xa, trên những thửa ruộng, các bà, các cô đang hăng say thu hoạch lúa, tuy mệt nhọc, vất vả nhưng trên môi ai cũng nở nụ cười hạnh phúc vì năm nay được mùa. Cánh đồng lúa quê em không chỉ cho những hạt gạo thơm ngon, mang đến thu nhập cho bà con mà còn là nơi gắn với tuổi thơ chăn trâu, thả diều của những đứa trẻ như em.
Thời thơ ấu - Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất.
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh.
Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập. Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông.
Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót: "Ríu ran kẽ la- Là lời của chim". Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh.
Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay... Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy thân cây và đo xem mình có cao bằng nó không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, chúng tôi vào rừng chơi đánh trận giả. Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía. Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt. Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xòa, vi vu suốt ngày đêm.
Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh...
Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đấy! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ. Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.
bạn ở đâu
hà nam