Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)
- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,
- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến
+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.
+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".
+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.
+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.
- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.
- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.
c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.
+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.
- Ý nghĩa lịch sử
+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.
+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.
tham khảo:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.
*Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đương đầu với thử thách lớn lao kéo dài 30 năm: 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (1258;1285;1288).
- Dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt các tướng lĩnh tài năng, cả nước quân và dân quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Kinh thành Thăng Long ba lần vó ngựa quân Mông – Nguyên giày xéo nhưng với tinh thần “Sát Thát”, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược.
- Đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288) mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta.
*Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù…
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông – Nguyên trên toàn Châu Á.
*Nguyên nhân thắng lợi
- Sự đoàn kết đồng lòng nhất trí của quân và dân nhà Trần với hào khí “Đông A” bất diệt, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Sự chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến.
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua tôi nhà Trần (Trần Hưng Đạo).
- Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân, chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm lược.
phân tích nguyên nhan thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp ?
Nhận xét:
+ Đập tan được âm mưu xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc
+ Củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng và phát triển đất nước
+ Chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
+ Bảo vệ được thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, chủ quyền cho dân tộc.
ánh zin
Nói rõ ra đi
- Quân Tống nhiều lần vượt sông nhưng đều bị thất bại.
- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống bị tiêu diệt gần hết.
- Nhà Lý đề nghị giảng hòa, quân Tống rút về nước.