Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Những chính sách của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay:
+ Giáo dục công miễn phí;
+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước; không dạy giáo lí trong nhà trường.
+ cấm đánh đập, cúp phạt công nhân.
+ Bình ổn giá bán của các mặt hàng thiết yếu.
Tham khảo
- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.
+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.
=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.
- Ý nghĩa của công xã Pa-ri
+ Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
#Tham_khảo:
- Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:
+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.
+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.
+ Năm 1889,Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.
- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
+ Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức, điển hình như: cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831); phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),… => sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.
+ Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn. Tuyên ngôn đã phân tích về quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhấn mạnh sứ mệnh của giai cấp công nhân.
=> Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.-Các Mác:
+Năm 1841: Ông bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ về triết học
+Năm 1843: ông bị trục xuất về Pháp và tiếp tục nghiên cứu tham gia cách mạng
-Ăng ghen:
+1842: ông sang Anh, tìm hiểu thực tế về giai cấp công nhân và viết nên được nhiều tài liệu quan trọng
+1844: ông sang Pháp gặp Các Mác và cùng thành lập Đồng Minh Những Người Cộng Sản-tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới
-Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: dựa vào phát ngôn của tuyên ngôn Đảng Cộng Sản về quá trình tái sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sứ mệnh của giai cấp công nhân
Tham Khảo :
- Một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, R. Ác-rai phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.
+ Năm 1785, E. Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39 lần.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- Tác động của cách mạng công nghiệp:
+ Tác động đến đời sống sản xuất: làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động; bộ mặt của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản; đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.
+ Tác động đến xã hội: hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.
Tham khảo
Những chi tiết trong hình 3.8 thể hiện sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây là:
+ Các công trình theo phong cách kiến trúc phương Tây.
+ Tàu hỏa
+ Xe đạp.
+ Người đàn ông ăn mặc sang trọng, đeo trang sức ngồi trên xe ngựa có phu xe.
Tham khảo
♦ Tình hình chính trị
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.
+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;
+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.
- Hậu quả:
+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.
+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
♦ Tình hình kinh tế
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.
+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.
- Hậu quả:
+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.
+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.
+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.
+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.
♦ Tình hình xã hội
- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.
- Hậu quả:
+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.
+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
Tham khảo
- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri:
+ Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.
+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.
+ Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.
+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.
- Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
- Một số chính sách của Hội đồng Công xã:
+ Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.
+ Giáo dục công miễn phí.
+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát
+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.
+ Bình ổn giá bán bánh mì.