K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

Nét chính

Kinh tế

*Nông nghiệp:

Ở Đàng Ngoài:

- Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam - Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy

- Sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại.

Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

* Thủ công nghiệp:

Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,... Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... vẫn tiếp tục phát triển.Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,...

* Thương nghiệp:

Về nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,...

Về ngoại thương: phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,...

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Tôn giáo

Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ chưa phổ cập rộng rãi.Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

Văn hóa

Về chữ viết: Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt, đến thế kỉ XVII, tiêng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.Về văn học:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn.

- Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Hoan, Đào Duy Từ…

- Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian.

- Văn học chữ Quốc ngữ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

13 tháng 8 2023

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Tham khảo

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

14 tháng 9 2023

- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

+ Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.  “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng.

+ Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

- Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri

+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật.

+ Trong thời gian tồn tại, công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, hướng đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.

+ Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã bị phá vỡ.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Công xã Pari 1871 là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lật đổ chính quyền tư sản, tuy chỉ tồn tại 72 ngày (18/3/1871 - 28/5/1871), nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc đối với giai cấp cần lao và phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

- Tài nguyên vơi cạn.

- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

- Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.

Văn hoá, giáo dục

- Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam

- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

Thành tựu

Kĩ thuật

- Lĩnh vực luyện kim: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp

luyện sắt thành thép,…

- Lĩnh vực giao thông vận tải: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn…

- Lĩnh vực nông nghiệp: máy thu hoạch lúa mì…

- Lĩnh vực quân sự: đại bác, súng trường,...

- Lĩnh vực thông tin liên lạc: máy điện thoại,…

Khoa học tự

nhiên

- Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa;

- Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền.

- Năm 1869, Đ.I.Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá

học.

- Năm 1898, Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ.

Khoa học xã hội và hành vi

- Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi.

- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăng-ghen

Văn học

- Các tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to

Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,…

Nghệ thuật

- Xuất hiện các nhà soạn nhạc thiên tài: V.A.Mô-da, L.Bét-tôven,

Trai-cốp-xki,…

- Trường phái hội họa Ấn tượng ra đời.

 
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật

tiêu biểu

1858 - 1873

- Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân

dân Việt Nam kháng cự quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.

- Tháng 2/1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp

phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.

- Tháng 2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, sau đó

mở rộng đánh chiếm Gia Định.

- Tháng 2/1862, Pháp đánh chiếm các tỉnh: Định Tường,

Biên Hòa, Vĩnh Long.

- Tháng 6/1862, Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước

Nhâm Tuất. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì sôi nổi.

- Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì.

- Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kì.

- Nguyễn Tri

Phương

- Trương Định

- Nguyễn Trung Trực

- Nguyễn Hữu

Huân

- Nguyễn Đình

Chiểu

- ...

 

1873 - 1884

- Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi.

- Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp

ước Nhâm Tuất.

- Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi.

- Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An, nhà

Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng.

- Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước

Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược

Việt Nam.

- Nguyễn Tri

Phương

- Hoàng Diệu

- Lưu Vĩnh Phúc

14 tháng 8 2023

Họ tên

Thành phần xã hội

Nội dung đề nghị cải cách

Nguyễn Trường Tộ

Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo)

Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Trần Đình Túc;

Nguyễn Huy Tế;

Đinh Văn Điền

Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ.

Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng.

Phạm Phú Thứ

Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn

Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

Nguyễn Lộ Trạch

Sĩ phu yêu nước, tiến bộ

Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.