K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2021

Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

4 tháng 11 2021

- Tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

- Thời tiết thất thường: 

  + Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa.

  + Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước

 

25 tháng 12 2016

khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh

-Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:

+Phân hóa theo thời gian:một năm có bốn mùa xuân,hạ,thu,đông.

+Phân hóa theo không gian:thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ,từ đông sang tây theo ảnh hưởng dòng biển và gió tây ôn đới

25 tháng 12 2016

Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

c1 : đặc điểm môi trường đới nóng ? môi trường đới nóng phân ra các kiểu môi trường nào ?nêu đăc điểm và sự phân bố các kiểu môi trường ?c2 : vì sao đới nóng phải cần thiết hoạch hóa dân số : vấn đề đặt ra ở môi trường đới nóng là gì ?c3: đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa ? môi trường đới ôn hòa phân ra các kiểu môi trường nào ? nêu đặc điểm và sự phân bố...
Đọc tiếp

c1 : đặc điểm môi trường đới nóng ? môi trường đới nóng phân ra các kiểu môi trường nào ?nêu đăc điểm và sự phân bố các kiểu môi trường ?

c2 : vì sao đới nóng phải cần thiết hoạch hóa dân số : vấn đề đặt ra ở môi trường đới nóng là gì ?

c3: đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa ? môi trường đới ôn hòa phân ra các kiểu môi trường nào ? nêu đặc điểm và sự phân bố của chúng ?

c4 : những vấn đề môi trường đới ôn hòa là gì ? nguyên nhân và hậu quả ?

c5 : nêu đặc điểm môi trường hoang mạc và môi trường đới lạnh? để thích ứng với môi trường giới động vật thực vật có đặc điểm j?

c6 nêu vị trí địa lí châu phi ? trình bày đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu phi ? tại sao châu phi có khí hậu khô nóng ?

c7: trình bày đặc điểm dân cư châu phi ? tại sao dân cư phân bố ko đều?

1
9 tháng 12 2016

câu 4: những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là

  • Ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân:

+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông

+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử

+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)

- Hậu quả:

+ tạo nên những trận mưa axit

+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...

+ thủng tầng ozon.

  • ô nhiểm nước

- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển

+ váng dầu ở các vùng biển

+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...

- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển

+ hiện tượng ''thủy triều đen''

+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước

+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất

20 tháng 12 2016

Nguyên nhân:
- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.
2. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân:
- Nước thải của các nhà máy.
- Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
- Chất thải sinh hoạt của con người.
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển.
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển.
- Chất thải sinh hoạt và sông ngòi đổ vào biển.

Hậu quả:
- Gây bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.v.v..
- Tạo hiện tượng Thuỷ triều đỏ, Thuỷ triều đen, làm chết các sinh vật sống trong nước.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...

20 tháng 12 2016

Câu 2

Mưa tập trung theo mùa và gió mùa:

+) Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.

+ Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.

+)Nhiệt độ trung bình trên 20-độ-C.

+)Mưa trung bình trên 1000mm.

+)Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...

+)Nhịp điệu mùa ảnh hưởng sâu sắc đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.

+)Thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng vụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn...

+)Động vật trên cạn dưới nước đều phong phú.

+)Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực.

+)Là nơi tập trung đông dân trên thế giới. chúc bạn học tốt nhé hahahahahahahaha
10 tháng 1 2019

1,*HOANG MẠC:

Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

*VÙNG NÚI:

Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

*ĐỚI LẠNH:

Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

*ÔN HÒA:

- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm

+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.

+ Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh.

17 tháng 12 2020

Ko đúng ý mình

 

TL
15 tháng 11 2019

Câu 1:

HOANG MẠC:

Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

*VÙNG NÚI:

Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

*ĐỚI LẠNH:

Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

*ÔN HÒA:

- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm

+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.

+ Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh.