Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, thuận lợi để xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên.
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và gây khó khăn cho công tác quản lí, thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ.
- Nhiều khoáng sán đòi hỏi công nghệ hiện đại, trong điều kiện nước ta chưa tự khai thác được, cần liên doanh, hợp tác với nước ngoài.
- Sự phân bố khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ câu công nghiệp của nhiều vùng.
- Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
-Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không... Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài. hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.
1. Vị trí địa lí: + Nằm ở nửa cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến gần Xích đạo
+ Là bộ phận của lục địa Á-Âu
Anhr hưởng : Có nhiều kiểu khí hậu, nhiều đới khí hậu.
2. Đặc đm địa hinh châu Á: Bị chia cắt mạnh mẽ;
_ Nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ, chạy theo 2 hướng chính Bắc - Nam và Đông -Tây, tập trug ở trung tâm lục địa.
_Nhiều đồng bằng rộng lớn.
Anhr hưởng:
_Ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa => Khí hậu ẩm ở gần biển, khô hạn ở sâu trog lục địa.
_Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
3. Đặc điểm của khí hậu châu Á:
_ Phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau
_Phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Nguyên nhân:
_Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ
_Do lãnh thổ rộng lớn, núi cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào đất liền.
4. Đặc điểm của SN châu Á:
_Phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.
_Phân bố ko đều
_Chế độ nước phức tạp.
Do sự thay đổi của các đới cảnh quan thiên nhiên và do sự phân bố dân cư ko đều.
5. Do châu thổ trải dài từ vùng Xích đạo đến vòng cực Bắc
2.Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...
* Hướng của hệ thống núi
Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.
Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...
*Sự phân bố địa hình
Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.
Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
3.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa
ĐKTN nước ta chịu ảnh hưởng của địa hình theo:
+ Đông - Tây:địa hình cao dần,mưa ít dần,thảm thực vật thay đổi theo độ cao.động vật cũng phân bố khác nhau,nhiệt độ tăng dần,biên độ nhiệt giảm.
+ Bắc - Nam(dãy Bạch Mã làm ranh giới):- BM->ra:(tháng 11->4 năm sau))chịu ảnh hưởng mạnh cua gió mùa đông bắc,lạnh,mưa nhìu,khí hậu khô.(tháng 5>10)) chịu ảnh huơng của gió mùa đông nam,gây mưa bắc bộ.bắc trung bộ chịu ảnh hưởng gió LÀO,nóng.
- BM-> vào:(11>4 năm sau)ít chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc,nam trung bộ mưa ít,nam bộ và tây nguyên nắng.(5>10) nam bộ,tây nguyên chịu ảnh hưởng gió mùa tây nam,mưa nhìu.khi đó nam trung bộ lại nắng gay gắt do gió tây nam(LÀO).
GTVT:+ phía đông thuận tiện cho đường bộ,thủy,sắt,sông,...
+ phía đông trở ngại cho gtvt,do địa hinh dốc núi cao,khí hậu khắc ngiệt,....
*Bạn có thể tham khảo gợi ý sau:
- Ảnh hưởng đến tự nhiên:
+ Khí hậu: Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
+ Địa hình: địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….
+ Tạo ra hệ sinh thái nước mặn và nước lợ phong phú.
+ Tuy nhiên, vì diện tích đường bờ biển dài, một năm nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão từ biển, ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu và đời sống xã hội con người.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế:
+ Diện tích biển rông, đường bờ biển dài cùng hệ sinh thái biển và cùng phong phú và đa dạng thuận lợi cho nước ta khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Độ mặn nước biển tương đối cao, thuận lợi cho nghề làm muối biển.
+ Thềm lục địa có trữ lượn dầu mỏ lớn, giúp nước ta khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ.
+ Ngoài ra, ven biển còn có một số các loại khoáng sản quý hiếm như Titan, phục vụ cho các ngành công nghiệp luyện kim.
Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
- Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích
Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
- Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
- Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
- Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…
* Địa hình cũng ảnh hưởng đến sông ngòi.
-Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc dông nam nên các con sông của Việt Nam chủ yếu có hướng tây bắc dông nam.
-Ở miền trung do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển => bởi vậy các sông chủ yếu ở đây có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc đông nam.
Đáp án
- Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung:
+ Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất ven biển (tính chất bán đảo), tính chất đồi núi, thiên nhiên phân hoá đa dạng phức tạp. (1 điểm)
+ Trong đó tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất chủ yếu. Các tính chất trên là những điều kiện tự nhiên cơ bản giúp cho nước ta phát triển một nền kinh tế - xã hội toàn diện và đa dạng. (1 điểm)
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống:
+ Ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp, cho phép cây trồng phát triển quanh năm, tăng vụ sản xuất trong một năm (từ 2 đến 3 vụ lúa một năm). (1 điểm)
+ Ảnh hưởng đến một số ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, du lịch,... (0,5 điểm)
+ Chế độ mưa theo mùa đòi hỏi phải bố trí mùa vụ cho hợp lí. Mùa khô nhiều khu vực thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa ngập lụt ở nhiều nơi. Độ ẩm không khí cao dễ gây sâu bệnh cho cây trồng và vật nuôi. (0,5 điểm)
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
bạn tham khảo câu 2 của mình nhé<3