Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
b)Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.
Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.
1. Trước hết, chúng ta hãy lắng nghe và suy nghĩ về tiếng đàn của Thạch Sanh.
Chẳng rõ, sau khi nhận cây đàn kí niệm của vua Thuỷ Tề, trở lại dương thế, tiếp tục sống cuộc đời lam lũ, Thạch Sanh đã luyện được phép màu kì diệu nào mà khi tiếng đàn cất lên ở trong ngục, nó nỉ non, thánh thót, nhiều cung, nhiều nghĩa đến thế. Truyện văn xuôi chỉ kể ngắn gọn : “Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy”. Còn truyện thơ thì miêu tả tiếng đàn ấy rất cụ thể : Đàn kêu : Ai chém chằn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang ? Đàn kêu : Ai chém xà vương Đem nàng công chúa triều đường về đây ? Đàn kêu : Hỡi Lí Thông mày Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân ? Đàn kêu : Sao ở bất nhân Biết ăn quả lại quên ân người trồng ? Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát,… như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kính thành, vọng tới cung vua. Nghe tiếng đàn, nàng công chúa bấy lâu im tiếng, nay “bỗng cười nói vui vẻ”. Thạch Sanh được gặp nhà vua. Tiếng đàn ấy dã hoá giải mọi bi kịch của cuộc đời chàng Thạch Sanh dũng sĩ – nghệ sĩ. Tên Lí Thông độc ác bị trừng phạt. Công lao, tài đức của Thạch Sanh được đền đáp. Tiếng đàn có phép thần thông kì diệu, hay đó chính là khát vọng công lí, khát vọng nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc ta ? Trong các truyện cổ tích khác, niềm khát vọng dó thường được biểu hiện bằng hình tượng Tiên, Bụt, hoặc những biến hoá huyền ảo, hoang đường. Ở truyện Thạch Sanh, tác giả dân gian sử dụng “tiếng đàn” biết nói, nói thấu tình, đạt lí để đấu tranh cho lẽ phải, giành lấy hạnh phúc. Hình tượng “tiếng dàn” vừa gần gũi vừa độc đáo và dậm chất nghệ sĩ. Độc đáo và nghệ sĩ hơn nữa là từ trong nhà ngục, từ tay chàng dũng sĩ – tù nhân đơn độc, tiếng đàn ra giữa chiến trường, từ tài năng, đức độ của một phò mã, tấu lên sức mạnh chính nghĩa, khát vọng hoà bình. Trước quân tướng của mười tám nước chư hầu đầy hận thù và tham vọng xâm lược, thay mặt nhà vua, thay mặt triều đình và cả dân tộc, Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tấu lên khúc nhạc thần kì. “Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa”. Lời kể chỉ ngắn gọn một câu mà gợi cho người đọc, người nghe bao nhiêu tưởng tượng, suy nghĩ. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã ngân vang những cung bậc gì mà kì diệu đến thế, có sức thuyết phục con người đến thế ? Phải chăng đấy là tiếng nói nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình của cả triều đình, cả dân tộc ta lúc bấy giờ. Trước kia, tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên từ ngục tối, như tiếng én gọi xuân, thức dậy tâm hồn, tình yêu của nàng công chúa. Nó hoá giải bi kịch riêng cho chàng dũng sĩ. Giờ đây, tiếng đàn ấy ngân vang “như nước cành dương tưới nhuần” (lời miêu tả tiếng đàn trong truyện thơ Nôm Thạch Sanh). Như vậy, tiếng đàn Thạch Sanh đã hoá giải một tình thế khó khăn, nguy cấp – có thể coi là một bi kịch của cả dân tộc. Sáng tạo ra hình tượng tiếng đàn có sức mạnh chiến thắng như thế, phải chăng các tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh (cả trong truyện kể và truyện thơ) muốn ngợi ca một chiến lược quan trọng của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ? Đó là nghệ thuật “mưu phạt tâm công” – đánh vào lòng người, dùng văn chương, nghệ thuật hỗ trợ cho thanh gươm, khẩu súng. Từ “tiếng đàn Thạch Sanh”, chúng ta nhớ tới bài thơ Nam Quốc sơn hà đời Lí, những bức thư Nguyễn Trãi thuyết hàng giặc Minh đời Lê và biết bao tác phẩm văn nghệ khác ở các giai đoạn lịch sử sau này. “Tiếng đàn Thạch Sanh”, binh pháp Việt Nam kì diệu biết bao!
2. Niêu cơm nhân nghĩa Chiến thắng của tiếng đàn Thạch Sanh mới chỉ ở chặng đầu.
Quân chư hầu mười tám nước bằng lòng lui binh. Các hoàng tử cởi giáp xin hàng. Nhưng đội ngũ vẫn trùng trùng điệp điệp trước kinh thành. Làm thế nào đây ? Phải cấp lương thực để cho chúng no bụng, vui vẻ về nước chứ. Lúc bấy giờ nhà vua lo lắng. Cả triều đình lo lắng, nghĩ kế, bày mưu. Thạch Sanh chẳng nghĩ nhiều, chàng sai dọn một bữa cơm thết đãi kẻ bại trận. Bữa cơm… chỉ vẻn vẹn có “một niêu cơm tí xíu” khiến lũ giặc “bĩu môi”, như chế giễu, như hỏi han, chất vấn. Thạch Sanh “đố họ ăn hết và hứa sẽ trọng thưởng”. Một câu đố – một bài toán, lại xuất hiện “bài toán” trong tác phẩm. Đơn giản quá, dễ dàng quá, cái “bài toán niêu cơm”. Vậy mà, hàng vạn quân của mười tám nước chư hầu không giải được bài toán ấy. Chúng đành phải “cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”. Chao ôi ! Niêu cơm của Thạch Sanh, cái vật dụng đất nung nhỏ bé, bình thường mà sao có sức chứa lớn lao phi thường như vậy. Thật lạ lùng và thú vị ! Tôi chợt nhớ thành ngữ xưa “nước lọ, cơm niêu” cha ông ta dùng dể thở than về cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo từng đày đoạ bao kiếp người lao động. Rồi nhớ, một lần nhà thơ Xuân Diệu giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, rằng : “Tại sao phải ăn trông nồi ? Vì nếu không “trông nồi” để liệu mà xới cơm, bớt miệng thì, con ơi, cháu ơi, bay sẽ ăn hết cả phần ông bà, cha mẹ, anh chị em ! Khổ cực thế ! Bốn nghìn năm nay, cái nồi cơm, cái niêu cơm Việt Nam nó nhỏ lắm, nó bé lắm. Nhưng cũng bốn nghìn năm nay, dân tộc Việt Nam chúng ta biết dạy nhau, nhường nhịn nhau để sống, để đánh giặc, giữ nước, dựng nước…”. Và tôi nhớ lại truyền thuyết về đạo sĩ Nguyễn Minh Không triều đại nhà Lí. Đạo sĩ ở ẩn trong rừng, dưới túp lều tranh, ngày ngày chỉ ăn một niêu cơm, vẫn khoẻ mạnh, tìm thuốc, chữa bệnh cho dân quanh vùng. Triều đình cử một đoàn sứ giả đến mời Minh Không về chữa bệnh cho vua. Khách có hơn chục người. Minh Không chỉ thổi một niêu cơm đãi.
Đoàn người ăn mãi không hết, niêu cơm vơi rồi lại đầy. Chẳng biết cái “niêu cơm” trong thành ngữ, tục ngữ, trong truyền thuyết xa xưa và trong sự cảm nhận của thi sĩ Xuân Diệu ngày nay có liên quan gì với “niêu cơm” của Thạch Sanh không mà sao nó trở thành một hình tượng kì vĩ trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt Nam, từ người nghệ sĩ bình đàn đến những nhà văn, nhà thơ bác học đến như vậy ? Dù nguyên cớ gì thì “niêu cơm” nhỏ xinh ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mĩ đặc sắc khiến cho câu chuyện “dũng sĩ giết chằn tinh trừ hại cho dân”, “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” trong nhiều thần thoại, cổ tích của thế giới trở thành cổ tích Thạch Sanh đậm dà chất Việt Nam, đích thực là sản phẩm tinh thần dộc đáo của trí tuệ, tâm hồn Việt Nam. Khác với tiếng đàn, niêu cơm chẳng nói nửa lời, cứ lặng lẽ vơi rồi đầy, giúp cho một người no nê, sảng khoái, rồi mười người, trăm ngàn người, biến họ từ những kẻ hung dữ, kiêu ngạo thành người hiền lành, phục thiện. Từ sản vật bình thường, niêu cơm đem lại cho Thạch Sanh sức mạnh tinh thần phi thường, to lớn. Nó tượng trưng cho lòng bao dung, độ lượng, chí tình, chí nghĩa của chàng dũng sĩ xuất thân dân dã. Nó bắt nguồn từ truyền thống khoan hồng, từ chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam mà biết bao anh hùng cứu nước từng thực hiện và nhắc nhở. Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã viết (và đã thực hiện): “Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc ; Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run…” (Bình Ngô đại cáo). Khi lãnh đạo nhân dân ta chống giặc Mĩ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc : Nếu quân giặc từ bỏ ý chí xâm lược, thì dân tộc ta sẽ trải chiếu hoa tiễn họ về nước. Niêu cơm Thạch Sanh không chỉ là biểu tượng cho đạo lí Việt Nam trong công cuộc giữ nước mà còn là khát vọng nghìn đời của cả dân tộc ta vể miếng ăn, về của cải vạt chất có để nuôi sống mình, gia đình mình và để cho kẻ thù nể sợ. Sáng tạo ra hình tượng “niêu cơm” ở cuối câu chuyện, tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh thực sự rất am hiểu, rất mến yêu và trân trọng quê hương, đồng ruộng, hạt gạo, nồi cơm, tâm hồn, khát vọng cùng biết bao giá trị khác nữa trên mảnh đất và trong tâm hồn Việt Nam. Cái thời “nước lọ, cơm niêu” đói khổ đã qua rồi. Ngày nay, ở nhiều khách sạn của nhiều thành phố Việt Nam, “cơm niêu” xuất hiện trở lại, như một biểu tượng của đặc sản cao cấp Việt Nam, thật là thú vị! Không biết, khi mời khách, nhất là khách nước ngoài, các nhà hàng có kể cho họ nghe về cái “niêu cơm” Thạch Sanh huyền thoại – sản phẩm thần kì của mảnh đất trí tuệ và tâm hồn dân tộc ta ? Những hình tượng thẩm mĩ độc dáo một khi bắt nguồn từ cuộc sống, nhất là cuộc sống đẫm mồ hôi và nước mắt của người lao động, qua sự sáng tạo tài tình của người nghệ sĩ thì nó sẽ trẻ mãi không già, sẽ trường tồn và trở đi trở lại với chúng ta trong cuộc sống, cũng như trong lòng người. So với những truyện cổ tích quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam như Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Cây khế, Trầu can, Sọ Dừa,… cổ tích Thạch Sanh có nội dung, kết cấu, số phận, tính cách nhân vật phong phú, đa dạng hơn nhiều. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện vừa mang những nét đặc trưng của các nhân vật dũng sĩ trong anh hùng ca thời thị tộc – bộ lạc, vừa có những nét tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật trong cổ tích thần kì ra đời trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì thế, Thạch Sanh vừa là biểu tượng cho con người lương thiện, nêu cao điều thiện, để đấu tranh diệt trừ cái ác vừa là người anh hùng tài năng, trí dũng vẹn toàn chiến đấu chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Đỉnh cao của phẩm chất nhân nghĩa, anh hùng trong Thạch Sanh phải chăng là tiếng đàn và niêu cơm ? Kéo tấm màn huyền thoại, hoang đường, sương khói kì ảo của trí tưởng tượng dân gian, chúng ta nhìn thấy được những chứng tích lịch sử, lắng nghe được những tiếng nói cua cha ông về khát vọng hoà bình, no ấm tự ngàn đời nay vọng lại. Tiếng đàn Thạch Sanh hay chính là văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam có khả năng hoá giải mọi bi kịch ? Niêu cơm Thạch Sanh, hay chính là hạt thóc, nồi cơm, của cải vật chất trên mảnh đất Việt Nam đã từng nuôi lớn dân tộc, đã từng chiến thắng ngoại xâm và sẽ mãi mãi đem lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình, cho mọi người Việt Nam chúng ta ? Ôi, tiếng đàn kì diệu, niêu cơm nhỏ bé mà có sức chứa vô hạn, vô biên, đáng yêu, đáng nhớ làm sao!
k mk nhé
Vẻ đẹp của Hà Nội qua các cảnh quan danh thắng và lòng tự hào dân tộc:
- Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
- Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
TK
Bài 1/
Ghi ở bờ ao
Chim hót rung rinh cành khế
Hoa rơi tím cả cầu ao
Mấy chú rô con ngơ ngác
Tưởng trời đang đổ mưa sao
Dễ thấy một Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…
Bài 2/
Ao nhà mùa hạ
Mùa mưa mà mưa chưa đến
Đáy sâu nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ chuyện sấm sét
Rồi khô trên cọc cầu ao…
Đúng là ao nhà vào ngày nắng hạn khắc nghiệt nhất - chuyện cũng thường thấy ở làng quê ta. Dòng thơ mở đầu là một nghịch lí, đúng hơn là một bi kịch “Mùa mưa mà mưa chưa đến …”. Cái phải đến lẽ ra phải đến rồi. Mưa móc nào cần gì nhiều đâu. Một chút hơi nước ẩm đủ để một đời … rêu phong ! Những thân- phận- rong - rêu chết khô ngay trong giấc mơ về một ngày uy vũ nổi lên, một ngày giọt giọt sẽ nhuần thấm trong lòng người, một ngày để phục sinh ! …. Đâu còn là chuyện ao nhà ngày hạn nữa mà là góc khuất của cuộc đời bất chợt hiện ra khiến ta phải suy ngẫm.
Bài 3/
Cơn giông
Cơn giông nổi lên giữa làng
Bờ ao lở gốc cây bàng cũng nghiêng
Quả bòng chết chẳng chịu chìm
Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…
Thế rồi giấc mơ kia đã đến, nhưng đến theo một kiểu bất ngờ ! Đời vốn khó lường. Đã đành…Rêu phong đã khô cháy từ lâu, lần này là những thân phận khác lớn hơn ! Sấm sét đã nổi lên rúng động làng trên xóm dưới, bất chợt, thảng thốt…Cũng trên cái xã hội ao con ấy. Khoa quan sát một đối cực khác đang diễn ra với sự khốc liệt mới mẻ đến không ngờ: Bờ ao lở, gốc cây bàng cũng nghiêng…Quả bòng chết oan khiên không nhắm mắt. Đây nữa, dâu bể thế gian: Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…Hình như ta chưa được đọc một câu thơ nào tả sóng ao theo một kiểu như thế. Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ để lại hai câu thơ tả sóng ao thu không thể nào quên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…”. Sóng ao đẹp mơ màng thì nhiều người viết, viết hay; còn sóng ao - mà ao con - dữ dội oan khiên thì chỉ thấy cậu bé “nhà quê” này !
Ao gì mà ao, biển đấy, lạ chưa ?! ...
Biển đâu mà biển, cõi người đó, buồn chưa ?! ...
Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” có nhiều câu thơ nói về cái ao. Có thể nhặt ra: Mặt ao không gợn gió- Bóng trúc cũng rung rinh (Câu cá). Mặt trời lặn xuống bờ ao, Ngọn khói xanh lên lúng liếng (Khi mùa thu sang). Chị tre chải tóc bên ao, Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương (Buổi sáng nhà em…). Bài “Ghi ở bờ ao”(đề cập đến phần đầu bài viết này) cũng phát triển theo hướng ấy. Ao hiện lên thân thuộc, đầy hình ảnh nên thơ nhưng ao vẫn là ao, dẫu có sử dụng thủ pháp nhân hóa, dẫu có cả gió-mây-trời-nước soi bóng trong chiếc gương tròn bé xíu nhà Khoa cũng chỉ nhằm làm cho thiên nhiên thêm phần lung linh, sống động hơn thôi; cũng chỉ là những câu thơ gợi tả, gợi cảm, có hồn đáng khen…Đến Ao nhà mùa hạn và Cơn giông thì không còn là cái ao thiên nhiên nữa mà là cái ao số phận, là cuộc đời ở hai chiều nghịch cảnh éo le…Đọc “Ao nhà mùa hạn” và “Cơn giông” rồi ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội đổi thay mà quắt quay cám cảnh!
Thiên nhiên ở đây giã từ hồn nhiên tưởng tượng để bay chơi vơi đến tầng nghĩa của những biểu tượng. Không cảm xúc nữa mà cảm thương, chiêm nghiệm. Thi sĩ, dù ở tuổi nào; thơ hay – dù viết về cái gì, cũng phải phát hiện ở sự vật theo một chiều kích riêng, hiển hiện những khuất lấp ngộ nhận đến nông nỗi của đời sống thực tại bằng một linh cảm không giải thích, có khi ngỡ như là thiếu căn cứ , có khi tưởng là vượt thoát tầm nghĩ của người làm thơ. Hai bài thơ con, của đứa trẻ con, viết về chiếc ao con đã ngầm chứa giá trị của tư tưởng. Thơ thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi là thơ của người lớn hoặc trẻ con viết về tuổi ấu thơ. Hai bài thơ trên thuộc loại nào ?! Khái niệm nào cũng bất ổn đáng ngờ.
Nhưng mà dẫu sao , tôi vẫn chưa hết day dứt một điều Ao nhà mùa hạn và Cơn dông làm thế nào lại được viết vào năm 1972, khi ông TĐK còn là bé Khoa mới vừa mười bốn tuổi?!..
tham khỏ nha bạn
Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-khi-doc-bai-tre-viet-nam-cua-nguyen-duy-c118a21198.html#ixzz6Bm0ScR6z
Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Mái tóc của bà được so sánh với hình ảnh đám "mây bông" trên trời gợi hình ảnh người bà tuổi đã cao , mái tóc bạc trắng , mái tóc ấy tạo nên sự hiền dịu , nhân hậu , đáng kính .
Chuyện của bà kể ( cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói :" Kho " truyện này không bao giờ hết cũng giống như giếng nước cạn lại được những cơn mưa ban phát những hạt nước trong veo , mát lành. Bà rất có nhiều truyện dành cho người cháu yêu của mình , những câu truyện đẹp đẽ ấy luôn in đậm trong tâm trí tác giả và chính nhờ vậy đã khiến tác giả viết nên bài thơ này
~~~~> Tình cảm bà cháu , bà yêu cháu , làm tất cả vì cháu , cháu yêu bà , kính trọng bà
Chuyện ở lớp
TÔ HÀ
Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai.
Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đã mực
Còn bôi bẩn ra bàn.
Vuốt tóc con, mẹ bảo:
- Thôi đừng kể đâu đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?...
Lời bình của Phạm Văn Tuấn:
Những bài thơ thành công viết cho thiếu nhi thường có hai dạng: khi viết về thiên nhiên và thế giới chung quanh mình buộc tác giả phải có sự quan sát tinh tế phát hiện những chi tiết thơ giàu hình ảnh với trường liên tưởng ảo hóa chắp thêm cho các em trí tưởng tượng phong phú; cách thứ hai là viết về các mối quan hệ xã hội gần gũi thân thiết như tình cảm: Mẹ con, thầy trò, bà cháu... Ở đây đòi hỏi bài thơ phải có tình huống, nhất là kết thúc tạo ra hiệu quả thẩm mỹ từ ngạc nhiên đến nhận thức. Bài thơ "Chuyện ở lớp" của nhà thơ Tô Hà viết theo kiểu này.
Chuyện thơ rất đơn giản: một em bé về kể lại cho mẹ nghe những chuyện xảy ra ở lớp, cụ thể là những bạn bè của mình. Con mắt trẻ thơ thường có những cách nhìn riêng nghiêng về phía dễ dàng phát hiện ra những thiếu hụt của thế giới chung quanh: một "Bạn Hoa không thuộc bài", một "Bạn Hùng cứ trêu con", một "Bạn Mai tay đã mực/còn bôi bẩn lên bàn".
Những hành vi sinh hoạt ấy thường gieo vào các em những câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Và chỉ có mẹ mới là chỗ dựa tin cậy để trả lời, giải thích các hiện tượng này. Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, vì thế các em dễ bị dị ứng trước những việc làm chưa tốt của những người chung quanh và cũng có thể dễ bắt chước vì tò mò và tính hiếu thắng.
Bài thơ từ tình huống này đã tạo ra kịch tính chờ đợi câu trả lời của người mẹ. Bình thường, trong cuộc sống có những người mẹ chỉ để tâm giải thích các hiện tượng trên nhưng thật bất ngờ khi:
"Vuốt tóc con, mẹ bảo:
Thôi đừng kể đâu đâu".
Mẹ không muốn đứa con mình chỉ quan tâm những mặt chưa tốt làm cho tâm hồn trong trắng ám ảnh những mặt tối mà khêu gợi hướng thiện tới những mặt tích cực của đời sống khích lệ tính tự tin của con:
"Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào".
Tâm lý trẻ em thường dễ nhớ nhưng lại chóng quên; khi kể tiếp cho mẹ nghe "Con đã ngoan thế nào" của mình ở lớp thì lập tức em sẽ quên ngay những điều chưa tốt của bạn bè.
Bài thơ ngắn gọn, dung dị theo điệu kể những tình huống bất ngờ được giải quyết không theo sự vận động của đời sống thực muôn hình muôn vẻ, đó chính cũng là giá trị giáo dục thẩm mỹ không phải bằng bài học luân lý thuần túy mà bằng trực cảm sâu sắc của trái tim người mẹ. Trong "Chuyện ở lớp" không có bóng hình cô giáo xuất hiện nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó hiện ra nụ cười độ lượng của cô vì mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên - trong mẹ có cả bóng hình cô giáo.