Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại.
Câu cuối giúp ta càng hiểu được rằng ở đây sử dụng từ sang không phải là sung sướng, giàu sang mà nói đến lối sống thanh cao hoà nhập gắn bó với thiên nhiên, lo nghĩ cho cảnh dân, vận nuớc của vị lãnh tụ vĩ đại. Cuộc sống đó đối với Bác " là đẹp là sang "
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘
Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".
*Canh binh minh:ho nhu mot chua te tan bao cay xanh nang goi la man truong...
*Bo tu binh khep lai bang buc cuoi cung, cung la buc an tuong hon ca:Giong dieu khong con tho than,ma da thanh chat van day gian du va oai linh doi voi qua khu ma cung la doi voi hien tai.Chua son lam hien ra cung la mot tu the hoan toan khac:tu the kieu hung cua1 bao chua
-Dau nhung chieu lenh lang mau sau rung:Nen canh thuoc gam mau mau, goi ra canh tg chien truong sau 1 cuoc vat lon tan bao.Do la mau cua mat troi anh ta duong luc mat troi hap hoi,duoi cai nhin kieu ngao cua con manh thu goi dc cai ko gian do mau cua dich thu mat troi,vua goi dc ve bi hiem cua chon dien ra cuoc tranh chap dam mau.
-Ta doi chet ...,buc tu binh cuoi cung duong nhu da the hien dc ban chan ngao nghe sieu pham cua con thu nhu dam dap len bau troi,cai bong cua no co ho da trum kin ca vu tru tham vong to ro cai oai linh cua ke muon thong tri ca vu tru nay!
Than oi!Thoi oanh...tieng than u uat boc lo truc tiep noi nho cuoc song tu do cua minh, nho nhung canh ko bao gio con thay nua giac mo huy hoang da khep lai.
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘
Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vương bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ – cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ.
Nếu như hình ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ dội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phị thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn, thơ là bộ tranh từ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".
Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.
* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.
* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.
- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.
* Cấu trúc câu lí giải:
- Không: rượu, hoa, không gian.
- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.
=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.
+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.
+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.
=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.
- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
Chúng ta ai mà chẳng có một người mẹ hiền với gương mặt phúc hậu và đôi mắt sáng trong. Học chương IV Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, ta càng thấm thìa tình mẫu tứ sâu nặng và đặc biệt là tấm lòng của đứa con yêu của mẹ qua hình ảnh của bé Hồng.
Bé Hồng là nhân vật chính trong tác phẩm. Bé không được sống yên ổn trong mái ấm gia đình. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ vì cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực.
Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.
ai bit lm đề này ko giúp mk vs