K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Đó là làm sao trong sáu chữ ấy phải truyền tải được suy nghĩ, đây vừa là khó khăn vừa kích thích sự sáng tạo.

25 tháng 9 2023

Một bài mà mình đã làm trong cuộc thi bài văn số 286.

Hỡi những người trên muôn nẻo đường,
Hãy dựng tâm hồn, vì môi trường thương.
Bước đi cùng nhau, tay trong tay,
Bảo vệ hành tinh, chúng ta yêu quý.

Ngọn nến cháy sáng, làn khói bay lên,
Đất trời xanh biếc, còn mãi tươi mềm.
Lòng yêu thương đủ, để chăm sóc,
Rừng rậm, biển xanh, núi non hiền hòa.

Từng giọt nước mắt, từng hơi thở bay,
Quý giá như vàng, trân trọng không phai.
Hãy dừng lại suy nghĩ, hành động ngay,
Trái tim hân hoan, hòa vào tiếng chim hót.

Sống hài hòa, trong tự nhiên xanh,
Hoa vàng khoe sắc, cỏ xanh thơm mát.
Cây xanh che bóng, tạo bầu không khí,
Cho con cháu sau, thế hệ tươi sáng.

Loài chim hót vang, loài cá bơi lội,
Loài hoa khoe sắc, loài cây xanh tươi.
Chúng ta cùng nhau, bảo vệ môi trường,
Cho đời thêm xanh, cho tương lai rạng ngời.

Hãy giảm rác thải, tái chế và tiết kiệm,
Sử dụng năng lượng sạch, để trái tim biết mến.
Trồng cây bên hè, giữ ý thức sống,
Chúng ta cùng nhau, xây dựng tương lai trong.

Bảo vệ môi trường, không chỉ là việc của một người,
Mà là nhiệm vụ toàn cầu, từng hạt bụi.
Hãy đứng lên bảo vệ, vì môi trường xanh,
Để con cháu sau, được sống trong tình yêu và an lành.

25 tháng 9 2023

Bài thơ 1 tham khảo : Dưới trăng sáng, gió nhẹ lay, Hồn thi sĩ, mơ màng say bài thơ. Ngàn sao trên, khắp trời cao, Như ngọc lấp lánh, rọi vào lòng người.

Bài thơ 2 tham khảo : Trên con đường, lá rơi rơi, Nhớ quê hương, lòng càng côi cút. Bên hiên nhà, tiếng dế muôn trùng, Đêm tĩnh lặng, chỉ còn tiếng lòng.

Bài thơ 3 tham khảo : Thơ tự do, tự tâm hồn, Bốn phương trời, nét văn chương độc đáo. Từng chữ tình, từng chữ thương nhớ, Gửi vào gió, bay đi muôn nơi.

13 tháng 9 2023

Yêu cầu của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ: Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

Tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ là giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.

 
13 tháng 9 2023

Yêu cầu của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ: Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

Tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ là giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.

- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:

+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.

13 tháng 9 2023

- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.

- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:

+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thểthấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiênnhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bàithơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy chobiết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ởNguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức...
Đọc tiếp

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?

0
Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức...
Đọc tiếp

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Muốn làm thằng cuộiThể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Muốn làm thằng cuội của " của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bàng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phổi thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui đinh rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một ytố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ ko đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Muốn làm thằng cuội " của Tản Đà:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

0
28 tháng 2 2020

2) 

giống: "Thú lâm tuyền" của bác và Nguyễn Trãi đều vui với cảnh nghèo nhưng thanh cao, trong sạch; sống giao hòa với thiên nhiên với núi rừng, xa lánh cuộc đời trần tục.

Khác:

Nguyễn Trãi từng ca nghợi"thú lâm tuyền"(niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca.Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui đó. Thế nhưng " thú lâm tuyền" của Nguyễn Trãi là cái "thú lâm tuyền" của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn"lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống " an bần lạc đạo".

Ở Hồ Chí Minh, cái " thú lâm tuyền" vẫn gắn với con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vù tự do độc lập của non sông

28 tháng 2 2020

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi : “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống : ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.

hok tốt

22 tháng 12 2016

Thu Hà Nội

Thu lại trở về bên Hà Nội

Về lại ấm áp thổi nồi xôi

Nhớ bóng mẹ già đơn chăn gối

Bên chõng tre xưa chiếc giường tồi.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

22 tháng 12 2016

 

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Cung trăng thằng Cuội lên trên ở

Nói dối coi chừng rụng hết răng!

1 tháng 3 2022

làm hộ tôi bài này nhé 

17 tháng 3 2022

Khi đọc bài thơ "Nhớ rừng", có ý kiến cho rằng: "Bài thơ là tâm trạng u uất, chán ngán và căm hờn của con hổ khi bị nhốt vào trong vườn bách thú". Hãy phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

24 tháng 10 2023

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em