Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Châu Chấu :
- Cơ thể gồm 3 phần :
+ Đầu : 1 đôi râu , mắt kép , cái miệng
+ Ngực : 3 đôi chân , 2 đôi cánh
+ Bụng : phân đốt , mỗi đốt có một đôi lỗ thở
thuốc lá điện tử là j?
Thuốc lá điện tử là loại mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường, hoạt động bằng cách sử dụng thiết bị điện tử có hệ thống pin sạc làm nóng dung dịch lỏng hòa tan, tạo ra dạng khí dung cho người dùng hít vào luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật
biểu hiện của ng nghiện thuốc lá điện tử?
Một là trẻ có thẻ có các biểu hiện hô hấp như: Ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi. Hai là trẻ thay đổi hành vi. Cụ thể, trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm. Ba là tìm thấy những vật lạ trong nhà
nguyên nhân khi hút thuốc lá điện tử là j?
- Lý do thứ 1: TLĐT có hương vị hấp dẫn. - Lý do thứ 2: Thiết kế sản phẩm ấn tượng tạo trào lưu và phong cách hướng đến giới trẻ. - Lý do thứ 3: Sử dụng mạng xã hội để quảng cáo và tài trợ cho người nổi tiếng và có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
hậu quả khi hút quá nhiều thuốc lá điện tử?
Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa Nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ
giải pháp để tránh thuốc lá điện tử là j?
*nhận thức và hành động?
Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác. Nhưng tại sao, để diễn đạt ý nghĩa đó người Việt Nam lại chọn cách nói như vậy? Có thể bắt đầu từ cấu trúc thành ngữ, sau đó cậy nhờ việc suy xét ý nghĩa dân gian của các từ sách, mách, chứng được dùng trong thành ngữ này để hiểu nội dung thành ngữ. Dễ thấy là, thành ngữ nói có sách, mách có chứng gồm 2 vế: Nói có sách và mách có chứng, được tạo thành trên hai cơ sở của phép đối và điệp. Nói đối với mách, sách đối với chứng. Trong thực tế sử dụng thành ngữ này có thêm một số biến thể khác như: nói phải có sách, mách phải có chứng hoặc nói chẳng có sách, mách chẳng có chứng gì cả. Do vậy, cấu trúc của mỗi vế nói trên cũng có các biến thể khác nhau như đã thấy.
Đối với loại thành ngữ được tạo ra theo kiểu này, khi nắm được ý nghĩa của một trong hai vế, thường là vế thứ nhất, là có thể hiểu được nội dung chính yếu của các thành ngữ. Sách trong quan niệm dân gian là kho báu, là nơi thâu góp được những điều hay, lẽ phải ở đời. Sách là nơi cho những điều tin cẩn, rõ ràng và sự sáng suốt. Sách là mực thước. Soi trong sách có thể nhận được điều chân xác và sự yên tâm ở lời nghe được và những lời nói ra. Nói có sách, mách có chứng mang được ý nghĩa trên, trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa dân gian ấy của từ sách. Còn mách trong ý nghĩa nguyên sơ của nó, cũng có nghĩa là nói, nói cho biết, bảo cho biết. Mách trong mách bảo, mách nước cũng với nghĩa như thế. Chứng là chứng cứ. Mách có chứng nghĩa là nói cho ai đó điều gì đó phải có chứng cứ cụ thể, tức điều đem báo, đem mách cho ai đó là điều có thật, đã trông tận mắt, nghe tận tai. Mách có chứng cũng yêu cầu không được nói sai, nói không có căn cứ, nói những điều chưa biết chắc đúng, sai, thật, hư. Mách có chứng cũng có nghĩa là nói đàng hoàng, đúng đắn, công khai, chứ không theo lối mách lẻo hay thóc mách.
Câu tục ngữ: '' Nói có sách, mách có chứng '' khuyên chúng ta điều gì?
=> Câu tục ngữ khuyên khi chúng ta muốn nói một điều gì đó thì phải có bằng chứng cụ thể, không được nói "đại", nói suông,...
Giúp ta hiểu thêm về tấm lòng thương yêu , tình cảm sâu nặng của mẹ đối vs con và vai trò to lớn của nhà trường đối vs mỗi con người
-Vb kể về tâm trạng của ng mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
-Ca ngợi tấm lòng tin yêu của ng mẹ đối vs con.
-Nói lên vai trò to lớn của nhà trường và giáo dục đối vs con ng.
Câu 6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì:
- Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí….
- Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý.
- Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .
?
Đề đâu bạn ???