K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn: Ngữ văn 7Thời gian làm bài: 90 phútI. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA          Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ...
Đọc tiếp

ĐỀ 6

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

         Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

          Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

                                                (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

          A. Tự sự

          B. Miêu tả

          C. Biểu cảm

          D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

          A. Lời của hạt lúa thứ nhất

          B. Lời của hạt lúa thứ hai

          C. Lời của người kể chuyện

          D. Lời kể của hai cây lúa

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

          A. Người nông dân

          B. Cánh đồng

          C. Hai cây lúa

          D. Chất dinh dưỡng

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

          A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

          B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

          C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

          D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

          A. Thời gian trôi qua

          B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô

          C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng

          D. bị héo khô nơi góc nhà

Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép đẳng lập

          B. Từ ghép chính phụ

          C. Từ láy

          D. Từ láy toàn bộ

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          A. So sánh

          B. Nhân hóa

          C. Ẩn dụ

          D. Hoán dụ

Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?

          A. Sự hèn nhác, ích kỉ  không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

          B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.

          C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.

          D. ……..

Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?

           

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

          Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

          Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999

1
21 tháng 12 2022

\(1.A\)

\(2.C\)

\(3.C\)

\(4.B\)

\(5.A\)

\(6.C\)

\(7.C\)

\(8.A\)

\(10.\) Bài học em rút ra là sống ở đời là phải biết đương đầu với khó khăn thử thách , chỉ có thế mới có thể thành công . Ngược lại nếu chúng ta hèn nhát thì thành công đối với chúng ta sẽ rất xa vời 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.

3 tháng 4 2021
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: "Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới". Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: -        Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.
11 tháng 9 2023

Bài 1:

Một năm qua, An đã rất nhớ mẹ.

Chiếc bánh này có giá mười nghìn đồng.

Hoàng rất muốn gặp bà ngoại.

Em đang đi học.

 

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tác phẩm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của một người Mẹ trước một ngày đặc biệt của đứa con thân yêu. Đó là tâm trạng bồi hồi, lo lắng, duy nghĩ và đắn đo một chân trời mới đang đón con mình “ ngày khai trường đầu tiên của con”. Những suy nghĩ của người mẹ được hiện lên rõ nét, suy nghĩ về một nền giáo dục về vai trò của nhà trường với mỗi thế hệ mới.

tham khảo:

Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp một. Người mẹ hồi hộp, phập phồng cho con và cả tuổi thơ đến trường của chính mình sống dậy.

Văn bản ghi lại tâm trạng miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ trằn trọc không ngủ được, vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bản thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Vào một đêm mưa bão, hai anh em Mon và Mên trò chuyện cùng nhau. Cả hai cùng lo lắng cho bầy chim chìa vôi. Nước sông sẽ dâng cao khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông sẽ bị nhấn chìm. Những chú chim sẽ không thể thoát khỏi cái chết. Suy nghĩ lo lắng ấy khiến cả hai anh em không ngủ được quyết định đến tận nơi để giúp bầy chim chìa vôi. Bình minh lên. Dải cát vẫn còn lộ ra trên mặt nước. Và may mắn những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

27 tháng 9 2023

Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng. Cả đêm, nó nằm lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ gần bờ sông. Mon liền gọi anh Mên dậy rồi tâm sự. Cả hai quyết định sẽ cùng ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Chiều hôm qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Chúng đã nhảy đến phần cao nhất của dải cát. Đến sáng, bầy chim đã bay lên. Bỗng, một con chim non đuối sức, nó rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ chạy đến gần xòe đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên như để cổ vũ cho nó. Đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông. Đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Mon và Mên đã tận mắt chứng kiến cảnh đó. Cả hai khóc lúc nào mà không biết.

5 tháng 5 2019

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

13 tháng 8 2021

-Tác giả viết về : ngày đầu tiên người con đi học và sự lo lắng , bồi hồi trước ngày người con đi học.

 

13 tháng 8 2021

Thêm câu nữa đi